Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   NGUYÊN TỐ CHUYỂN TIẾP - CHEMISTRY OF TRANSITION ELEMENTS (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=48)
-   -   Phức Hg! (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=6415)

New_P 01-04-2009 08:46 AM

Phức Hg!
 
Mấy anh (chị) thầy (cô) cho em hỏi là tại sao phức của Hg đặc biệt rất bền so với các kim loại d khác mặc dù bán kính rất lớn!! ??
Em cám ơn trước ạh.

bluemonster 01-20-2009 10:52 PM

[QUOTE=New_P;33528]Mấy anh (chị) thầy (cô) cho em hỏi là tại sao phức của Hg đặc biệt rất bền so với các kim loại d khác mặc dù bán kính rất lớn!! ??
Em cám ơn trước ạh.[/QUOTE]

Hi,
Năm ni các bạn 06HH đâu hết rồi mà để topic về phức này treo lơ lửng cũng hơn 2 tuần rồi. Mình có một vài ý kiến giải đáp như sau:

+ Không phải chỉ phức Hg, mà các phức khác ở chu kì VI nói chung đều rất bền với đa số các ligand.

+ Nguyên nhân thì cũng khá nhiều hướng lý giải, nhưng đều tập trung vào một đặc điểm của chu kì VI (có sự tham gia của phân nhóm 4f), đó là điện tích dương hay điện tích hiệu dụng của hạt nhân nguyên tử trung tâm (NTTT) lên lớp vỏ electron lớn, làm các electron lớp vỏ có năng lượng thấp, cũng như hiệu ứng phân cực của nguyên tố chuyển tiếp lớn.

+ Hai nguyên nhân trên một mặt làm hệ electron liên kết giữa NTTT-ligand (hoặc phối trí, hoặc CHT) có năng lượng thấp, cũng như sự xen phủ các đám mây tốt.

+ Có một vài quan điểm cho rằng áp dụng mô hình valence bond một cách trực tiếp để lý giải liên kết phức chất. Cho rằng cần phải có mật độ xen phủ tốt cũng như đồng năng.
Thế nhưng theo mình, nếu định tính bằng lý thuyết, thật khó để xác định độ đồng năng trong các liên kết phức chất.

Mặt khác, review lại mô hình cộng hóa trị (valence bond), đa số các bạn được làm quen với mô hình này ở các nguyên tố chu kì 2 (số ít ở chu kì 3). Các nguyên tố ở chù kì nhỏ có bán kính nhỏ, do đó sự xen phủ các đám mây electron diễn ra khó khăn, vì nó còn chịu hai tương tác phụ:
*Do bán kính nhỏ, các electron trong vùng xen phủ sẽ tương tác điện (đẩy - cùng dấu) với electron ở lớp vỏ cũng như các electron ở các lớp trong của nguyên tử.
*Do bán kính nhỏ, tương tác đẩy giữa hai hạt nhân hai nguyên tử xen phủ vẫn phải được xét tới.

Chính hai lý do trên, sự xen phủ theo mô hình valence bond được chú ý đặc biệt tới: Độ đồng năng các đám mây electron xen phủ + mật độ xen phủ.

Thế nhưng khi xét với các nguyên tử chuyển tiếp nói riêng cũng như các nguyên tử có bán kính lớn nói chung, thì mô hình valence bond phải được sử dụng một cách linh động hơn. Khi đó, yếu tố đồng năng sẽ là thứ yếu, vì không còn tồn tại hai vấn đề đã xét ở trên đối với các nguyên tử có bán kính nhỏ.

Chính vì vậy, yếu tố diện tích xen phủ được quan tâm chính trong việc xét liên kết ở các nguyên tố chuyển tiếp.

Với tác dụng phân cực lớn (do 4f) nên các nguyên tố chu kì VI có thể tối ưu được diện tích xen phủ với các ligand.

Một vài ý kiến!
:kham (

dannghienhoa 03-06-2009 10:26 AM

[quote=bluemonster;34019]Hi,
Một vài ý kiến!
:kham ([/quote]

Bổ ích nhỉ ,ai giải thích được vì sao Cr0(4)2- lai hóa d3s hông nhi?:water (


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:33 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !