Chủ Đề: regioselectivity
View Single Post
Old 12-20-2008 Mã bài: 33054   #4
michel_03hc
Thành viên ChemVN

xà lách
 
Tham gia ngày: Apr 2006
Location: Rennes
Tuổi: 39
Posts: 7
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 michel_03hc is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to michel_03hc
Default

Thuật ngữ regioselectivity thường thấy trong các phản ứng cho ra các sản phẩm đồng phân nhóm chức (function isomer), đồng phân vị trí (position isomer) trong khi thuật ngữ stereoselectivity thường thấy trong các phản ứng cho ra các sản phẩm đồng phân hình học (cis/trans, E/Z, syn/anti,...) và các đồng phân quang học (diastereoisomer, enantiomer) hay gọi chung là các đồng phân lập thể (stereoisomer). Còn các thuật ngữ regiospecific và stereospecific ít gặp hơn vì khả năng cho ra một loại sản phẩm duy nhất là rất hiếm, thường là hỗn hợp sản phẩm với một tỉ lệ nào đó, ngay cả khi trong sách, tạp chí, nói chung là lý thuyết cho ra duy nhất 1 sản phẩm nhưng khi làm thực nghiệm sẽ thấy bất ngờ nếu cứ tưởng là nó chỉ phải sẽ ra 1 sản phẩm!!! Còn hợp chất cơ đồng mà bạn viết công thức tổng quát ở trên thì mình sẽ học hỏi bởi vì đây là lần đầu tiên mình thấy công thức của hợp chất cơ đồng như thế bời vì theo những gì mình học và làm thực nghiệm thì một là sử dụng R2CuLi thi khi phản ứng ra đúng như bạn nói ở trên là cộng vào nối đôi C=C mà không vào nối đôi C=O hoặc một số hợp chất cơ đồng khác phải có ligand hữu cơ để làm bền.
michel_03hc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn