View Single Post
Old 05-30-2010 Mã bài: 61457   #419
minhduy2110
Moderator
 
minhduy2110's Avatar

 
Tham gia ngày: Jan 2008
Posts: 545
Thanks: 67
Thanked 524 Times in 302 Posts
Groans: 7
Groaned at 14 Times in 13 Posts
Rep Power: 50 minhduy2110 will become famous soon enough minhduy2110 will become famous soon enough
Default

1/
Trích:
Chú ý là dùng Fe(NO3)3 hoặc Fe2(SO4)3 nhé (không dùng FeCl3 và FeBr3 vì khi đó Ag cũng pứ- tại sao nhỉ???)
Trích:
Cô giáo mình cũng bảo Ag tác dụng được với FeCl3 và FeBr3, nhưng sao lại phản ứng được nhỉ Ag+ đứng sau Fe3+ cơ mà.
Bình thường theo dãy điện hóa, Ag không đủ khả năng phản ứng với Fe3+. Nhưng khi trong dung môi có anion làm kết tủa Ag+ (sản phẩm giả thiết của phản ứng giữa Ag và Fe3+) thì sẽ làm chuyển dịch cân bằng. Còn theo hóa chuyên, các bạn chỉ cần tổ hợp 2 cân bằng oxi hóa khử và cân bằng tích số tan là thu được ngay K khá lớn, phản ứng có thể diễn ra.
Ví dụ:
Ag + Fe3+ --> Ag+ + Fe2+ (K = 0.3365 < 1 nên phản ứng kém)
Khi có mặt Cl- vào sẽ có vấn đề:
Ag+ + Cl- --> AgCl (K = 10^10)

K tổng = tích 2 K thành phần, con số 10^10 sẽ kéo con số 0.3365 lên, phản ứng lại ác liệt như thường!

2/
Trích:
Cho vào HCl thì Fe phản ứng, lọc tách được Ag và Cu
Cho Ag và Cu qua O2 dư nung đỏ tạo thành CuO và Ag2O
Lại cho vào HCl thì tạo thành kết tủa AgCl màu trắng
Điện phân nóng chảy tạo thành Ag
Qua O2 dư đi chăng nữa thì Ag cũng không cho ra Ag2O được 1 cách hoàn toàn. Thậm chí nếu mang Ag2O nung lên còn thu lại được Ag và O2 ấy chứ.
Còn từ AgCl muốn thu lại Ag thì ko cần thiết phải dùng điện phân nóng chảy. Để ra ngoài ánh sáng là tự AgCl phân hủy thành Ag vô định hình (màu đen) và Cl2 bay đi rồi.
Làm theo cách Fe(NO3)3 ở trên kia là ổn rồi.

Chữ kí cá nhântortoise

minhduy2110 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn minhduy2110 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (10-30-2010), kuteboy109 (05-30-2010)