View Single Post
Old 05-19-2010 Mã bài: 60554   #109
Trần Văn Quyết
Thành viên ChemVN
 
Trần Văn Quyết's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 30
Posts: 84
Thanks: 52
Thanked 34 Times in 24 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 20 Trần Văn Quyết is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Trần Văn Quyết
Default

Cảm ơn mọi người nhiều nhé!
Trong sách viết chính xác như thế này:
lg*βII(Fe2+) = -5.92
lg*βIII(Fe3+) = -2.17
lg*βII(Mn2+) = -10.6
Đó chính là hằng số của pư tạo phức hydroxo của M(n+).
Đây là bài tập trong đề đề nghị của trường Quốc học Huế - Olympic 30-4 năm 2008. Cách của thầy giotnuoctbc giống với cách giải của trường này:
Fe(3+) + e <--> Fe(2+)
E = E'(Fe3+/Fe2+) + 0.0592lg([Fe3+]'/[Fe2+]')_________ (1)

[Fe3+]' = [Fe3+] + [FeOH(2+)] = [Fe3+].(1+ *βIII.h^-1) (2)
[Fe2+]' = [Fe2+] + [FeOH+] = [Fe2+].(1+ *βII.h^-1)___ (3)

PT Nernst:

E = E°(Fe3+/Fe2+) + 0.0592lg([Fe3+]/[Fe2+])_________ (4)]

Từ (1) (2) (3) (4)
E'(Fe3+/Fe2+) = E°(Fe3+/Fe2+) - 0.0592lg[(1+ *βIII.h^-1)/(1+ *βII.h^-1)

Thay h = 10^-2 ; *βIII = 10^-2.17 ; *βII = 10^-5.92
E'(Fe3+/Fe2+) = 0.758 V

Tương tự với cặp MnO4-/Mn2+:
E'(MnO4-/Mn2+) = 1.321 V

=======================
Em nghĩ dấu phẩy ' chỉ nồng độ ban đầu của mỗi chất (như kí hiệu C). Và E' là thế của pư lúc ban đầu, E là thế ở thời điểm cân bằng. Tuy nhiên ban đầu thì nồng độ Fe3+ bằng 0, như vậy thì thế pư phải lớn vô cùng, phù hợp với thực tế vì pư là thuận nghịch, không thế tồn tại trạng thái cân bằng mà một vế phương trình có nồng độ 0 được.
Vậy muốn đánh giá 1 pư phải đánh giá E ở thời điểm nào? Em thấy có nhiều bài giải thường đánh giá E ở thời điểm cân bằng, và có lược bớt một số tham số nồng độ, giống như bài của anh Phúc.
Mong thầy giotnuoc... nói giúp em bản chất của bài giải đó nhé, em muốn hiểu rõ để áp dụng cho các bài khác. Em cám ơn thầy nhiều!
Trần Văn Quyết vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Trần Văn Quyết vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hoàng Dương (05-22-2010)