View Single Post
Old 05-18-2009 Mã bài: 39275   #8
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Ban đầu vải sợi mới mua về là những bó sợi gồm những sợi nhỏ riêng biệt. Trong quá trình giặt tẩy, chà xát làm những bó sợi này bị xơ và những sợi nhỏ bị đứt. Vì thế trên bó sợi sẽ có những sợi nhỏ mọc ra xung quanh, tưởng tượng giống như những gân của lá cây vậy. Và những sợi nhỏ này ngày càng nhiều qua nhiều lần giặt, chúng quấn rối lấy nhau kết nối bó sợi này với bó sợi kia, và hậu quả là vải bị xơ cứng qua nhiều lần giặt.

Khi ngâm vải sợi với những chất làm mềm (CLM) được pha loãng trong nước, các phân tử CLM sẽ quấn xung quanh bó sợi , làm những sợi nhỏ xuôi theo bó sợi, không rối nữa và tách từng bó sợi ra thành riêng biệt, giống như ban đầu >>> vải mềm trở lại.

Đa số các loại vải được dệt từ sợi thực vật khi nhúng vào nước sẽ tích điện âm. Trong cấu trúc của những CLM có N+ (điện tích dương). Vì thế những phân tử của CLM có thể dễ dàng tiếp cận và quấn lấy những bó sợi chính bằng lực hút tĩnh điện.

Cần phải chú ý: phải pha chất làm mềm vào nước cho loãng trước rồi mới cho vải vào. Do chất làm mềm tích điện dương và vải sợi tích điện âm, nên không được đổ trực tiếp lên vật liệu vải, nếu làm như vậy CLM nồng độ lớn trên diện tích vật liệu nhỏ, sẽ tạo hấp phụ cực mạnh vào vật liệu, trong trường hợp này chất làm mềm trở thành chất bẩn khó tẩy ra.

Sau đây là một số chất làm mềm vải sợi:


R: là những acid béo
(nguồn: http://www.freepatentsonline.com/6958313.html )


Thân.

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 05-19-2009 lúc 07:24 AM.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn C.H.V vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
chocolatenoir (09-28-2009), huyngoc (05-18-2009), ibft | Pro (04-20-2010)