Chủ Đề: Cây Rau Đắng!!!!
View Single Post
Old 09-20-2008 Mã bài: 28589   #5
tie.pok
Thành viên ChemVN
 
tie.pok's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Hà Nội
Tuổi: 34
Posts: 75
Thanks: 22
Thanked 106 Times in 38 Posts
Groans: 1
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 25 tie.pok will become famous soon enough tie.pok will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to tie.pok
Default

Thưa bà con cùng bạn Chí Xạo
Nhân bài viết của bạn đưa lên thì tôi xin mạn phép bàn thêm về THẾ NÀO LÀ UNG THƯ trong Y học cổ truyền và trong Y học hiện đại:
Trong Y học cổ truyền của Trung Hoa và của cụ Hải Thượng Lãn Ông nhà ta có đề cập đến 2 loại bệnh khác hẳn nhau là Ung Thư và Nham Chứng và giải thích rất rõ rằng Ung Thư là chỉ các loại ung nhọt phát sinh cấp tính có phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) vị trí có thể giữa da và cơ, dễ mưng mủ và dễ vỡ (Ung), cũng có thể chìm sâu bên trong gân và cơ xương, sắc da tối đen, chưa thành mủ thì khó tiêu, khi thành mủ thì khó vỡ, khi vỡ thì khó liền (Thư). Mà phàm là các bệnh cấp tính thì phát nhanh nhưng dễ chữa. Còn Nham Chứng thuộc phạm trù Thũng Lựu - U Cục, trong sách Hòang Đế Nội Kinh hay Vệ Tế Bảo Thư có miêu tả Nham Chứng thuộc dạng ác tính nên liệt vào nan y vì bệnh phát từ nội tạng gây trệ khí, huyết ứ, đàm ngưng,... Biểu hiện của bệnh phát chậm, bệnh nhân lưỡi đa số màu tím, rêu lưỡi vàng, mạch máu dưới lưỡi xung huyết ngoằn nghèo,...
Như vậy lâu nay ta vẫn dùng sai nghĩa của từ Ung Thư, và Nham chứng mới chuẩn nghĩa với cancer (nhưng thôi, cái này các bác bên Bộ Y Tế còn cãi nhau dài dài) nhưng có 1 điều mọi người nên lưu ý khi đọc các bài thuốc cổ truyền là phải phân biệt được Ung Thư và Nham Chứng. Bây giờ cả nước dùng từ Ung thư thì em cũng cứ dùng theo vậy, khi nào các bác kia cải cách như Bộ giáo dục thì em sửa theo.
Tôi đã kiểm tra lại trong quyển Cây cỏ Việt nam (Phạm Hoàng Hộ) và Các cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi) cũng không thấy đề cập đến Cây Rau đắng (Polygonum aviculare).
Thực tế thì cái mà lâu nay anh em nhà ta cứ bảo là "có tác dụng điều trị ung thư" thì nhiều lắm. Vì Ung thư theo quan điểm hiện đại là do quá trình oxi hóa gây nên rối loạn và đột biến ở các tế bào để tạo nên các tế bào ác tính. Nên bất cứ chất nào có hoạt tính chống ôxi hóa (anti oxidant) đều được coi là "có tác dụng điều trị ung thư". Các hoạt chất này tồn tại vô vàn trong cây cỏ thiên nhiên. Nếu như trong bài báo của bạn không đề cập đến chất gì trong cây Rau Đắng thì khó nói lắm.
Đơn giản như mủ cây Đu Đủ, nhân của hạt Na,... cũng có một số hoạt tính chống ôxi hóa và "độc tế bào" nhưng chúng diệt tế bào ác tính và... diệt luôn tế bào lành tính nên người ta không dùng làm thuốc chữa Ung thư được. Đã có thời gian Bệnh Viện K cho 1 số bệnh nhân ung thư điều trị bằng mủ cây Đu Đủ nhưng đã bị dẹp ngay.
Hiện nay thế giới chỉ dùng 1 loại thông dụng và an toàn nhất là Taxon loại được chiết tách từ cây Thông Đỏ ( loại này Đà Lạt nhà ta có cả rừng).
Thực ra trao đổi ở đây là để học hỏi nhau là chính, tôi sẽ tiếp tục tìm đúng tên khoa học của loại rau đắng và tìm xem có công trình nào công bố thành phần hóa học của nó không. Nếu đúng là có thì tuyệt quá vì loại này trên Hòa Bình, Thanh Hóa có cả rừng,... và lâu nay mình vẫn ăn canh đắng đều như vắt chanh,hehe....
tie.pok vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn