View Single Post
Old 08-15-2006 Mã bài: 2975   #23
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi dongsongxua
Thực ra, các bạn chỉ cần hiểu rõ về nguyên lý, từ đó áp dụng để giải phổ trong trường hợp thực tế của bạn thôi. Người ta vẫn có thể hiểu được và kết luận về cơ bản đúng về một phổ IR mặc dù họ chưa nhìn thấy một máy IR nào, tương tự khi nhìn vào ảnh SEM họ vẫn có thể hiểu bề mặt vật liệu với tính chất của nó. Ở nước ta còn nghèo, điều kiện nghiên cứu chưa được tốt, Người chạy IR, DRX, SEM... tốt chưa hẳn là người đã hiểu được những bản chất, hoặc "đọc được phổ" dễ như ăn....kem. Do vậy, không cần thiết mình cần phải đụng tay đụng chân vào các thiết bị làm gì. Còn bạn muốn nhìn thấy thiết bị đó ư? thì vào trang này nè : www.google.com, mục tìm kiếm hình ảnh đó. Biết rằng "trăm hay không bằng tay quen", nhưng phần nhiều, ta vẫn có thể tự giải quyết vấn đề của mình mà không cần phải "dụng đến cái dây điện của máy làm gi?..."
Ý của donngxua cung hợp lý. Nhưng với tôi, tôi vẫn có nhiều nỗi buồn (....cười). Ở bộ môn hóa phân tích có chương trình hợp tác với Đại học Umea, Thụy Điển. Các bạn sinh viên qua đó học khi trở về đều có khả năng chế tạo những thiết bị phân tích đơn giản nhưng hiệu quả như Máy phổ hấp thu phân tử, máy phân tích điện hóa, máy sắc kí khí, máy phân tích dòng chảy FIA, hệ thống đo lưu lượng, biến thế, máy bơm, hệ ghép nối GC-AAS, đầu dò điện hóa, hệ thống điều khiển nhiệt độ...tất cả đều rất hiệu quả vì đều được điều khiển bằng máy tính. Câu chuyện xảy ra như thế này: "Một ngày nọ, một anh sinh viên từ Thụy Điển về đang chế tạo máy sắc kí khí đầu dò dẫn nhiệt (GC-TCD) dùng phân tích các chất khí hóa lỏng. Thầy Nguyễn Thanh Khuyến vô cùng thú vị với đề tài và định bụng sẽ cho các em sinh viên trong lớp (vì lúc đó Thầy đang dạy môn Các phương pháp sắc kí) đến tận nơi xem cấu tạo và cách người ta làm một máy sắc kí như thế nào, có thể nói là được "sờ tận tay, day tận mặt". Ấy thế mà tôi cũng không tưởng tượng được chỉ có duy nhất hai sinh viên trong tổng số trên 60 sv tới xem cái máy nó ra sao!!! "Thầy Khuyến kể chuyện mà vô cùng thất vọng. Nào các bạn sinh viên cùng bình luận tình huống này xem sao.
Thành ra, mình mong rằng, qua từng trải của các anh chị đi trước, hãy rút ra bài học cho riêng mình, cần chủ động học tập hơn nữa, chúng ta sẽ không đủ thời gian để thu lượm kiến thức cần thiết trong 4 năm ĐH đâu, và lúc ra trường đi vào các vấn đề thực tế rồi thì mới thấy hối tiếc. Năm học mới sắp bắt đầu rồi, cố lên các bạn ui.
Thân chào

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn