View Single Post
Old 02-05-2006 Mã bài: 609   #4
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

BM thử trả lời câu hỏi của Bim nha!
Hình như bạn bim112 post bị xót thì phải, cuối bài viết trên, có câu hỏi đặt ra là tại sao chất a với cấu trúc vòng năm cạnh với bốn nhóm Me và 1 H ở mỗi vòng lại có thể có khả năng phản ứng khác với 1b với cấu trúc năm nhóm Me ở mỗi vòng năm cạnh.
Ta thấy cả hai hợp chất 1a và 1b đều là phức của Zicornium, vòng năm cạnh trong hai hợp chất đóng vai trò là phối tử phối trí vào các AO d của Zr. Và ta có thể xác định được kiểu phối trí đó là kiểu phối trí của phức pi, độ bền của phức pi phụ thuộc vào mật độ e của vòng ( gọi là chất cho ). Vậy vai trò của H trong 1a theo BM là:

ta đã biết phức pi tạo bởi hợp chất vòng có thể quay quanh trục liên kết, chính vì vậy, nếu vòng có 5 nhóm Me như 1b, phức sẽ không bền vì hiệu ứng lập thể. còn 1a như trong hình có thể tránh được lập thể tối thiểu khi hai vòng xoay H lại với nhau.

+Nhưng phức sẽ không bền nếu số nhóm Me trong mỗi vòng là nhỏ hơn, vì như vậy thứ nhất mật độ e trên phân tử chất cho sẽ kém hơn, thứ hai do Zr là ngyên tố ở 4d, nên các AO sẽ có E lớn, chính vì vậy trong phân tử chất cho phải có mật độ e cao, để các e tương tác với nhau làm tăng năng lượng, khi hai mức năng lượng tương đồng sự phối trí sẽ dễ xảy ra.
Theo thuyết trường phối tử thì các ngyên tố ở phân lớp 4d, 5d thì việc tạo ra phức chất tứ diện ko thuận lợi về mặt năng lượng, thông thường thì phức chất hình vuông sẽ dễ tạo ra hơn. chính vì vậy mỗi vòng phải có số nhóm Me tối thiểu để một mặt tránh hiệu ứng lập thể nhưng mặt khác làm cho mật độ e trong vòng lớn, để tạo ra sự tách năng lượng lớn trong phức với ngyên tử trung tâm, khi đó phức sẽ càng bền.

Đó là những suy nghĩ của BM về bài này, các bạn có thể thảo luận thoải mái nhé. Có ai đọc mấy bài tham khảo BM up ở trên chưa, BM chưa đọc, nhưng nhìn tiếng Anh ko cũng ngán. Ai đọc rồi có thể chia sẽ với anh em kiến thức trong đó được không???

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn