View Single Post
Old 03-08-2008 Mã bài: 21716   #4
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Hạng 6
Thí nghiệm xác định hằng số hấp dẫn của bằng "sợi dây xoắn" của Cavendish

Newton là người tìm ra lực hấp dẫn và đề xuất lý thuyết hấp dẫn. Newton đã chỉ ra rằng, hai vật luôn hút nhau bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Tuy nhiên, làm sao để chỉ cho người khác thấy lực hấp dẫn bằng thí nghiệm (vì nó quá yếu)?

Cuối thế kỷ 18, nhà khoa học người Anh Henry Cavendish đã làm một thí nghiệm như sau: Ông cho gắn hai viên bi kim loại vào hai đầu của một thanh gỗ, rồi dùng một sợi dây mảnh treo cả hệ thống lên, sao cho thanh gỗ nằm ngang. Sau đó, Cavendish đã dùng hai quả cầu chì, mỗi quả nặng 170 kg, tịnh tiến lại gần hai viên bi ở hai đầu gậy.

Theo giả thuyết, lực hấp dẫn do hai quả cầu chì tác dụng vào hai viên bi sẽ làm cho cây gậy quay một góc nhỏ, và sợi dây sẽ bị xoắn một góc. Để tránh tác động của không khí, hệ thống đo đạc được để trong phòng kín và quan sát từ xa bằng kính viễn vọng.

Thí nghiệm của Henry Cavendish được tiến hành đơn giản nhưng tinh vi đến mức, nó phản ánh gần như chính xác giá trị của lực hấp dẫn. Ông cũng tính ra được hằng số hấp dẫn gần đúng với hằng số mà chúng ta biết hiện nay (tức G = 6.67 x 10-11 N.m2/kg2)[url]

http://en.wikipedia.org/wiki/Cavendish_experiment


Hạng 5
Thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng của Young

Không phải lúc nào Newton vĩ đại cũng luôn đúng. Ngày nay chúng ta biết rằng ánh sách mang lưỡng tính sóng-hạt. Trong một thời gian dài Newton đã dẫn các nhà khoa học vào một con đường sai lầm khi ông cho rằng ánh sáng được cấu thành từ hạt ánh sáng chứ không phải sóng. Tuy nhiên, năm 1803, nhà vật lý người Anh Thomas Young đã phản bác được quan điểm của Newton bằng thí nghiệm đơn giản sau:

Young khoét một lỗ ở cửa kính, rồi che lại bằng một miếng giấy dày, có châm một lỗ nhỏ như đầu kim. Sau đó, Young dùng một tấm gương để làm chệch hướng đi của tia sáng mảnh rọi qua lỗ nhỏ của miếng giấy. Tiếp theo, ông dùng một mảnh bìa cực mảnh (cỡ 0,1 milimét) đặt vào giữa tia sáng để tách nó ra làm hai. Khi hai tia sáng này chiếu lên tường, Young nhận thấy có các điểm sáng và điểm tối đan xen với nhau.

Young thấy rõ ràng là đây hiện tượng giao thoa của ánh sáng tương tự như các quy luật của sóng cơ học đã biết. Điểm sáng là nơi hai đỉnh sóng giao nhau, còn điểm tối là nơi một đỉnh sóng giao thoa với một lũng sóng để triệt tiêu nhau. Như vậy, ánh sáng phải có tính sóng.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 03-08-2008 lúc 12:27 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn