Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY ::.. > HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - công nghệ làm sạch tôn theo tiêu chuẩn SA 2.5.


 
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 06-23-2009 Mã bài: 41019   #2
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi trinhha View Post
tiêu chuẩn SA 2.5 là tiêu chuẩn làm sạch bề măt kim loại. Như vậy theo tiêu chuẩn nay mình có các phương pháp làm sạch
1 . làm sạch bằng phung cát với áp lực cao.
2. làm sạch bằng hạt mài kim loại
3. làm sạch bằng nước ở áp lục cao.
trong các phương pháp này được sử dụng cho việc làm sạch bề mặt kim loại để sử lý bề mặt kim loại trước khi sơn. Như vậy trong ba phương pháp trên Phương pháp nào theo các bạn là được dùng nhiều, tính ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp.Phương pháp nào là dùng có tính kinh tế nhất. Ngoài ba phương pháp trên còn phương pháp nào để sử lý bề mặt kim loại trước khi sơn ko?
Một tấm kim loại sau khi đã làm sạch bề mặt rồi làm sao để nhận biết được tấm kim loại đó đã làm sạch theo tiêu chuẩn SA 2.5 chưa?
Tiêu chuẩn SA 2, SA 2.5, SA 3 khách nhau như thế nào?
Mời các bạn thảo luận và cho ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!

Hi,

Vài ý kiến:

- Chủ đề này rất nóng trong một số diễn đàn thông qua sự kiện một nhà máy đóng tàu Huyndai-Vinashin gây ô nhiễm môi trường bởi bụi chất thải hạt nix.

- Phương pháp làm sạch bằng hạt mài chính là phương pháp dùng hạt nix đang gây ô nhiễm môi trường - nhưng cho chất lượng bề mặt tôn thép sau khi xử lý tốt hơn đối với trường hợp tôn thép vị rỉ có lỗ từ dạng kim chấm đến đốm to

- Phương pháp làm sạch bằng nước áp lực cao : không gây ô nhiễm môi trường nhưng lượng nước dùng rất nhiều nên cần thiết bị lọc, tái chu kỳ nước khá phức tạp và cồng kềnh. Ngoài ra pp này không giải quyết được trường hợp tôn bị rỗ hột to.

- SA không phải là tiêu chuẩn mà chỉ là một phần thông tin về phân loại mức độ chất lượng bề mặt.

SA1- Bề mặt đã sạch dầu, mỡ, bụi, vảy thép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ bám dính lỏng lẻo.

SA2- Bề mặt đã sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ, Chất nhiểm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.

SA2.5- Bề mặt đã sạch hết dầu mỡ, bụi và các vảy thép, gỉ, sơn, các chất lạ khác. Dấu vết nhiễm bẩn còn lại sáng như thép ở dạng đốm hoặc vết nhỏ.

SA3-Bề mặt đã sạch hoàn toàn dầu mỡ, bụi, vảy thép, gỉ, sơn và các tạp chất lạ khác. Toàn bộ bề mặt có màu ánh kim đồng nhất.

-Hiên tôi đang nghiên cứu và áp dụng phương pháp trung gian nhằm khắc phục hai nhược điểm nói trên bằng việc sử dụng hạt mài bằng nươc đá ( đường kính trung bình 4mm) để xử lý bề mặt tôn thép bị rỉ sét trung bình. Hiệu quả khá tốt. Các kết quả cho các trường hợp bề mặt khác cũng đáng khả quan. Còn lại là yếu tố triển khai ra thị trường và khách hàng quan tâm.

Thân

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 06-23-2009 lúc 01:33 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
chocolatenoir (06-23-2009)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:34 AM.