Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: BAN QUẢN TRỊ - MANAGEMENT AND GENERIC FORUM::.. > Đóng góp ý kiến - MEMBERS' OPINIONS

Notices

Đóng góp ý kiến - MEMBERS' OPINIONS Những ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng diễn đàn!

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - My opinion.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 03-27-2006 Mã bài: 831   #11
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi votuantu20
à, còn phần bạn bluemonster ( con qủy xanh lè ) nói mình không phải là sinh viên đại học, mình có vài lời với bạn như thế này.
bạn không có tư cách để nói mình như vậy, bạn không có tư cách bạn hiểu không.
trước khi đưa ra một nhận định gì đều phải xem xét nhiều góc độ, phải suy nghĩ và luôn luôn suy nghĩ trước khi nói ra một đìêu gì đó. bạn đưa ra lời nhận xét về người khác khi chỉ căn cứ vào 1 câu nói của người đó, quá vội vàng, và như vậy tôi nói thẳng bạn không có tư cách trở thành một nhà khoa học. hãy suy nghĩ bãn nhé.
Hình như votuantu hơi mất bình tỉnh đó, bạn đọc kĩ lại đi, câu BM nói là như vầy mà:
Trích:
Nếu bạn là SV đại học thực sự thì việc thầy dạy như thế nào không quan trọng, quan trọng là tính tự học của mình.
Câu nói của BM rất vô tư, không có ý nhận xét một ai cả, BM chỉ muốn truyền đạt một ý trong đó thôi, là cách học của sinh viên đại học sẽ khác với cách học của thời phổ thông, hãy nhớ lại đi, ở Phổ thông, khi chúng ta không đi học vì bất kì lí đo gì , kể cả ở nhà tự học, đều bị qui vào tội trốn học, là hư đốn, nhưng lên ĐH thì khác, nếu như thầy cô dạy thực sự coi chúng ta là những sinh viên ĐH thì BM nghĩ sẽ không cần phải điểm danh, hay cộng điểm chuyên cần gì cả, mà chỉ cần tổ chức những cuộc thi giữa kì chẳng hạn, al2 có thể nắm lực học của sinh viên mình dạy.
Nãy giờ, BM đọc những lời votuantu ghi, mình hơi thắc mắc một điều
Trích:
Các bạn biết không, trước khi vào Đại học tôi ước mơ được trở thành một nhà Khoa học nổi tiếng, một giáo sư có thể dạy các bạn sinh viên sau này. tôi thiết nghĩ sẽ vui lắm đây khi tôi được học cùng với những người nổi tiếng, những người giỏi để tôi học hỏi, chăm bón cho ước mơ sau này của tôi.
Nhưng tất cả đều là hư vô, va tôi thực sự chưa gặp một người nào giỏi thật sự cả.
tôi nói vậy các bạn đừng nghĩ là tôi giỏi, tôi rất dở. nhưng tôi học dở như thế này một phần không nhỏ là do tôi chán nản, tôi buồn cho nghành giáo dục của đất nước. tôi thật sự không muốn học để trở thành 1 cử nhân bằng con đường như thế này, tôi không múôn học với những người mà tôi không coi trọng.
Nếu bạn không phiền thì BM xin góp ý với bạn một vài điều nhé!!!
Đầu tiên, qua câu nói của bạn, cho thấy chắc hẳn hồi cấp ba bạn cũng rất nhiệt huyết, vì ước mơ của bạn rất đẹp, nhưng tại sao bạn lại nản chí, mà lí do để bạn nản chí thực sự đơn giản, khiến BM nghi ngờ về những điều mơ ước của bạn, đó chỉ là chưa gặp được người giỏi để dạy bạn, bạn có biết, ở bất kì môi trườg nào, cũng sẽ có ngưới giỏi và người dở ( bạn đồng ý chứ) vì thế, tôi ví dụ, bạn đặt trường hợp bạn là một giảng viên đứng lớp, lớp bạn dạy chỉ có một vài người nổi trội, còn lại số đông là không được giỏi lắm, hoặc cũng có thể giỏi nhưng mục đích học của người đó lại rất bình thường vậy thôi... thế thì bạn có mạnh dạn đứng giảng những cái cự kì sâu sắc, cao xa cho một số ít những người giỏi trong lớp theo kịp, còn số người còn lại thì ngậm ngùi đi đóng tiền học lại . Tôi hơi dài dòng đúng không, nói chung, tôi chỉ muốn truyền đạt một ý niệm mà đó là kim chỉ nam của tôi:
"Không ai có thể giúp mình thay đổi cuộc đời cả, mà chỉ có ta, chính ta là người quyết định số phận của mình"
Nếu bạn đã nuôi hoài bão cho mình từ rất sớm như vậy, tại sao bạn không tiếp tục nuôi cho nó lớn hơn, và hãy cố biến hoài bão của mình thành hiện thực, bằng cách duy nhất là "tự học", bạn đừng sợ không có người giỏi để có thể trao đổi với bạn về tất cả các vấn đề, mọi người xung quanh ta đều đáng để ta học hỏi!!! ( bạn tin không???)

À, votuantu có phải đang học tự nhiên TP luôn không? Nếu đúng, chúng ta có thể một buổi đẹp trời nào đó sẽ nói chuyện với nhau, có thể ở căn tin, ok!!!
Chúc vui!!!

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-30-2006 Mã bài: 866   #12
votuantu20
Thành viên tích cực
 
votuantu20's Avatar

 
Tham gia ngày: Mar 2006
Tuổi: 38
Posts: 59
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 votuantu20 is an unknown quantity at this point
Default

Nói thật nhé, nếu mình không có tinh thần tự học thì mình đã không vượt qua tất cả các học phần mà không bị thi lại môn nào, học kỳ nào cũng đều được học bổng nữa chứ. Nếu mình không tự học thì mình bị out lâu rồi.
Thực ra mình bức xúc và không biết nói với ai, nên dành tìm diễn đàn khoa Hoá đề bày tỏ bức xúc của mình ( vì mình nói với bạn thì chẳng ai nghe cả ), mình nghĩ Đại học không phải là nơi đào tạo ra một vài cá nhân xuất sắc mà là nơi đào tạo ra một " lứa " những nhân tài cho đất nước. Chuyện một anh nào đó học 4 năm đại học mà chỉ đến lớp vài chục buổi, mà được giải này giải nọ, là một trường hợp cá biệt, và đó cũng không phải là mục đích của nhà trường, đúng không . Và chuyện anh ấy không lên lớp càng nói lên rằng lớp học không gây được hứng thú đối với anh ấy, có lẽ anh ấy cũng gặp những chuyện tương tự như tôi nhưng ko nói ra .
votuantu20 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-30-2006 Mã bài: 869   #13
votuantu20
Thành viên tích cực
 
votuantu20's Avatar

 
Tham gia ngày: Mar 2006
Tuổi: 38
Posts: 59
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 votuantu20 is an unknown quantity at this point
Default

dù sao thì tôi cũng đã có dịp nói lên suy nghĩ của mình, điều đó giúp tôi rất nhiều. Và theo một kinh nghiệm của người lớn hơn tôi truyền lại thì cách tốt nhất là phải học cách THỜ Ơ trước những việc cần phải thờ ơ. Thật đáng buồn bạn nhỉ. Chúng ta đành phải chấp nhận một thực tại là đất nước ta, con người ta , cuộc sống và xã hội ta không như những gì ta mong đơi.
Thiết nghĩ Einstein không thể trở thành một nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới nếu ngày ấy ông ta không rời khỏi trường nơi ông ta đang học ( ở Đức ) để sang định cư tại Thụy Sĩ nơi mà tài năng của ông được bộc lộ thực sự khi những thắc mắc của ông được giải đáp một cách trọn vẹn ở ngôi trường bên Thụy Sĩ mà ông theo hoc.
votuantu20 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-31-2006 Mã bài: 871   #14
Lam Xuan Tam
0414025
 
Lam Xuan Tam's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: The Earth
Tuổi: 37
Posts: 7
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lam Xuan Tam is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to Lam Xuan Tam
Default

Năm 1978, có một thuyền nhân vượt biên qua Thái Lan, giữa đường bị hải tặc cướp lột hết, chỉ còn một chiếc quần cụt mặc trên người khi tới được trại tỵ nạn Songka ở Thái Lan. Vậy mà anh ta cứ ca hát suốt ngày. Có một bà cũng tới trại tỵ nạn Songka, bao nhiêu tiền bạc vòng vàng của bà bị hải tặc cướp hết, trừ hai chỉ vàng bà cất giấu đâu trong người mà hải tặc Thái Lan không thấy được. Bà ta khóc bù lu bù loa: “Trời đất ơi, còn có 2 chỉ vàng, làm sao mà sống!” Anh chàng kia thấy vậy cũng giả bộ than trời: “Trời đất ơi, còn có một chiếc quần xà lỏn mặc trên người, làm sao mà sống!” Nói xong, anh ta lại cười ha hả.
Cũng cùng một hòan cảnh, nhưng lại có 2 cách xử sự khác nhau. Votuantu ơi, bạn không thể mong cuộc đời này tòan màu hồng như trong giấc mơ của bạn. Và với cách nghĩ về cuộc đời như bạn, theo tôi có lẽ bạn đã không ít lần vỡ mộng.
Tôi công nhận nền giáo dục Việt Nam có rất nhiều yếu kém, tuy nhiên xin lỗi, dù cho bạn có đang học ở Harvard Uni. bạn cũng có thể nhìn ra những yếu kém trong cách giáo dục của họ. Con đường của phát triển là nhìn ra và sửa chữa những yếu kém, sai lầm. Có thể nền giáo dục VN yếu kém hơn rất nhiều so với các nước khác, bạn đã nhận ra, rất tuyệt, vậy tiếp theo bạn làm gì? Bạn về nhà đập đầu vào gối và nguyền rủa nó thôi sao, bạn sầu thảm về nó, rồi bạn bỏ mặc nó, cuối cùng có gì thay đổi?
Và xin lỗi bạn, nhưng thật sự bạn cho rằng không mấy ai nhìn ra điều này sao? Bạn nghĩ rằng chỉ mìng bạn, một sinh viên 20 tuổi có những nhìn nhận những bức xúc về giáo dục như thế, còn những người đang giảng dạy chúng ta, những người tuổi đời có thể gấp đôi bạn, không nhìn nhận ra hay sao? Chưa kể đến hàng trăm, hàng ngàn sinh viên cũng bằng lứa tuổi bạn, những lứa tuổi sinh viên đã và đang ko ngừng phấn đấu, bạn cũng nghĩ họ ko nhận ra điều đó hay sao?
Và một lần nữa xin lỗi bạn, nhưng nhận xét của tôi về tất cả những gì bạn viết: “Thật quá đáng!”
Bạn phê phán thầy cô, bạn nổi nóng lên vì một lời bình của Bluemonster, và bạn đã viết rất hay như thế này:
Trích:
Nguyên văn bởi votuantu20
bạn không có tư cách để nói mình như vậy, bạn không có tư cách bạn hiểu không.trước khi đưa ra một nhận định gì đều phải xem xét nhiều góc độ, phải suy nghĩ và luôn luôn suy nghĩ trước khi nói ra một đìêu gì đó. bạn đưa ra lời nhận xét về người khác khi chỉ căn cứ vào 1 câu nói của người đó, quá vội vàng, và như vậy tôi nói thẳng bạn không có tư cách trở thành một nhà khoa học. hãy suy nghĩ bãn nhé.
Nghe rất đúng nhỉ! Vậy cho mình hỏi lại bạn, trước khi bạn post những bài này bạn đã “xem xét nhiều góc độ” “suy nghĩ và luôn luôn suy nghĩ trước khi nói” và bạn có chắc là bạn “có tư cách” để nói về thầy cô và bạn bè như thế không?
Votuantu oi, bạn và tôi cũng như mọi người đang đứng trước một đống cát lẫn vàng (vâng có thể vàng không nhiều)! Nhưng trong khi mọi người đều đang cố gắng nhặt lấy những mảnh vàng hoặc tìm đến những nơi có nhiều vàng hơn (tôi muốn nói đến những người đi du học) thì bạn ngồi đấy mà nguyền rủa đống cát bẩn làm lấm lem bạn và chê bai những người đang vọc tìm vàng! Vì bạn không nhận ra được nỗ lực của học, bạn chỉ nhìn thấy họ đang lấm bẩn! Bạn chỉ nhìn thấy đất cát trong họ, bạn không chịu nhìn những viên kim cương đang sáng trong họ.
Xin lỗi Tuantu, tôi ko có ý định dạy đời bạn, tôi cũng ko đủ già để dạy đời ai, nhưng tôi cũng đã từng như bạn, đã từng vài lần vỡ mộng, nhưng cũng nhờ đó, tôi đã có cách nhìn thóang hơn. Tôi thật lòng không ghét bạn, tôi thật sự muốn giúp bạn. Tuy nhiên tôi sợ bài viết này của tôi sẽ phản tác dụng, tôi không nghĩ bạn sẽ đọc nó và suy nghĩ một cách bình tĩnh.
Tuy nhiên tôi rất mừng là thầy Huy đã hẹn gặp bạn. Tôi mong thầy sẽ có cách giúp bạn, có cách nói cho bạn hiểu. Xin nói cho bạn biết rõ, tôi rất quý trọng thầy Huy về kiến thức và cách sống của thầy. Vì thế tôi thật sự mong, trong lần gặp với thầy, bạn sẽ để tâm nhìn, và suy nghĩ lại vấn đề. Lúc đó, bạn có thể đọc lại những gì tôi nói với bạn, một cách bình tĩnh hơn.
Tôi cũng rất mong bạn trả lời bài viết của tôi, bạn có thể sẽ có điều ko đồng ý, cảm thấy tôi trách oan bạn, xin bạn cứ nói. Tuy nhiên, bạn có thể giúp tôi một việc không, nếu bạn muốn làm điều đó, xin hãy làm sau khi đã nói chuyện với thầy.
Và tôi lại xin lỗi bạn lần cuối, nếu bài viết này có gây ra cho bạn những cảm xúc khó chịu hay buồn bưc.
Chào bạn.
Lâm Xuân Tâm

Chữ kí cá nhânLũ chúng ta ngủ trong giường chật hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hôn.



thay đổi nội dung bởi: Lam Xuan Tam, ngày 03-31-2006 lúc 07:33 PM.
Lam Xuan Tam vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-01-2006 Mã bài: 904   #15
TITAN
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Tuổi: 44
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 TITAN is an unknown quantity at this point
Default

Cùng đọc, cùng suy ngẫm!

Khi chất xám làm mồi cho mối mọt


Biết bao công trình nghiên cứu đành phải xếp xó ngay từ khi vừa hoàn thành. (Hình minh họa - xinet.com)
Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...


Và cứ thế, kho luận văn, tài liệu khoa học sinh viên trong các thư viện phải giải quyết tình trạng chật chỗ bằng cách... đi thanh lý bớt. Giá trị cân não được mối mọt giải quyết sẽ rẻ rúng hơn cân ký cho ve chai bán dạo: 2.000 đồng/kg giấy.

Quan trọng là lúc ấy, giấy của công trình khoa học sẽ bình đẳng với một số loại giấy khác không tiện nêu tên.

Nhưng nghiên cứu khoa học luôn luôn là vấn đề hấp dẫn và hăm hở đối với những sinh viên mang nhiều hoài vọng và máu lửa. Sự tốn kém tiền bạc cho đầu tư nghiên cứu so với vật giá cơm gạo, nhà trọ sinh viên thì vốn đã quá cao. Nhưng đầu tư tiền bạc ấy có đáng gì so với chất xám, trí tuệ của nhiều người, và đặc biệt là của chủ nhân được gắn cái tên trên "công trình" ấy. (Dù vẫn biết, không phải nghiên cứu khoa học nào cũng đúng nghĩa với hai chữ công trình!)

Cách đây chưa lâu, anh bạn cùng phòng trọ với người viết hăm hở săn giải thưởng cấp trường, cấp bộ cho đề tài khoa học nghiên cứu về vi khuẩn nốt sần trên cây đậu xanh. Con nhà nghèo, phải dốc hết tiền túi, vay mượn tiền bạc cho cuộc khát vọng này. Khát vọng mà cứ như đánh bạc.

Những đêm khuya, thằng bạn vô tâm (là tôi) thức giấc, cứ thấy anh bạn khổ hạnh gò lưng trên xấp bản thảo, tài liệu dày cộm sau những ngày thực tế, lê la hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, phòng thí nghiệm này đến phòng thí nghiệm khác. Gầy đét. Siêu mỏng. Nhiều nốt sần từ cây đậu xanh lây sang hai gò má hóp của anh sinh viên nghèo đóng mụn như cơm cháy. Ăn bánh mì làm khoa học mà.

Thế rồi công trình chỉ dừng lại ở mức giải thưởng của trường. Kiếm được giải thưởng vỏn vẹn... 1 triệu. Khao bạn bè hết 900 ngàn tiền bia để đưa tiễn cái công trình khoa học sau nhiều ngày khổ hạnh kia vào... thư viện. Thế đã là vui. Chứ giải thưởng cấp bộ nghe đâu cũng chỉ vài ba triệu. Về giá trị kim tiền mà nói, kém hơn giải khuyến khích của một cuộc thi game show truyền hình đang nhan nhản hằng ngày trên tivi.

Dạo ấy, nghe đồn có sinh viên ở phía Bắc bán công trình nghiên cứu khoa học của mình cho doanh nghiệp được trên dưới 1 tỷ, thấy ngậm ngùi. Vì trong vài trăm công trình khoa học mỗi năm, chỉ có 1- 2 công trình đi vào thực tế và ít ra mang lợi cho thực tế. Những công trình lý thuyết ít được ngó ngàng, lâu ngày, làm mồi nhâm nhi cho lũ mối ưa nhậu giấy. Còn những công trình thực tế thì thực tế ấy luôn bị coi chưa tới nơi tới chốn.

Gần đây, một sinh viên từng ngồi ở quán cóc gào lên: tôi có ý tưởng này hay lắm nhưng mà chẳng biết phán ở đâu. Tôi bí mật không nói ra cho ai biết vì chỉ cần sơ sẩy là bị ăn cắp ngay. Hắn nói ra điều hoài nghi ấy là bởi vì một số công trình của các bạn cùng khóa với hắn đã từng bị doanh nghiệp... "tiếp thu" cái hay "loại bỏ cái dở" và như thế là những đề tài khoa học đã bị "rút tỉa" một cách trắng trợn. Nhưng tình ngay lý thì gian. La làng chẳng ích gì.

Người ta thường nói đến chuyện chảy máu chất xám "ra ngoài" mà quên rằng nếu không giải quyết đầu ra cho những đề tài khoa học của trí thức trẻ, thì chất xám chúng ta tự làm triệt tiêu "ở trong nhà" trở thành thảm họa cho học thuật và khoa học đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Những trung tâm giới thiệu ý tưởng, mua và làm cầu nối công trình khoa học sinh viên với thực tế, những tổ chức bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyên làm công việc quảng bá những công trình giá trị do sinh viên đổ mồ hôi sôi từng cân não làm ra nên bắt đầu từ đâu nếu không phải là phía nhà trường, nơi đào tạo và tạo thương hiệu của mình bằng những sản phẩm chất lượng cụ thể, đóng góp và tạo nguồn lợi cho xã hội?

Theo Nguyên 7,9X
Sinh Viên Việt Nam
TITAN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-02-2006 Mã bài: 912   #16
votuantu20
Thành viên tích cực
 
votuantu20's Avatar

 
Tham gia ngày: Mar 2006
Tuổi: 38
Posts: 59
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 votuantu20 is an unknown quantity at this point
Default

Trước hết xin cám ơn bạn Lâm Xuân Tâm đã quan tâm đến vấn đề này vào đã tận tình khuyên bảo tôi, và cho tôi những bài học quý báu.
Trước hết tôi muốn đính chính và giải thích những suy nghĩ của tôi cho bạn hiểu rõ hơn.
Thứ nhất : bạn lấy một câu chuyện về một người đàn ông chỉ còn 1 cái quần đùi để muốn nói với tôi rằng chúng ta cần phải biết nhìn cuộc sống bằng một con mắt lạc quan, phài biết vui vẻ mà sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng bạn thấy 2 chuyện này có khác nhau không. Người đàn ông trong hoàn cảnh đó dù có than trách, khóc lóc thì đâu có kết quả gì, chỉ thêm mệt mỏi và buồn phiền, càng làm cho sức khỏe xấu đi mà thôi, trong trường hợp đó phải biết lạc quan, phải biết cười ha hả đểso61ng là đúng rồi. Nhưng chuyện của tôi thì khác, nhựng lời tôi nói ra, những bức xúc mà tôi bày tỏ, những trăng trở mà tôi đang trăn trở đâu phải là một việc làm vô ích. Có lẽ nếu một người nào đó đọc được những suy nghĩ của tôi thì chắc hẳn họ sẽ phải đọng lại mà suy nghĩ, những thầy cô như tôi nói chắc hẳn sẽ bị nhột, có thể họ sẽ ghét tôi, nhưng cũng có thể họ sẽ tự coi lại mình; những người làm công tác quản lý nhà trường khi xem những ý kiến của tôi có thể họ sẽ ghét tôi, nhưng cũng có thể họ sẽ tự nhìn lại mình mà xấu hổ , vậy những bức xúc của tôi nói ra đâu phải vô ích.
Thứ hai : bạn đã nói là ""Nghe rất đúng nhỉ! Vậy cho mình hỏi lại bạn, trước khi bạn post những bài này bạn đã “xem xét nhiều góc độ” “suy nghĩ và luôn luôn suy nghĩ trước khi nói” và bạn có chắc là bạn “có tư cách” để nói về thầy cô và bạn bè như thế không?"". Bạn đã đọc kỹ những gì tôi đã viết trước đây chưa, nếu bạn đọc kỹ thì bạn sẽ nhận ra một điều rằng những dòng tôi viết chứa đầy sự bực tức, nóng giận , điều đó nói lên rằng những bực tức đó, những nóng giận đó đã dồn nén từ rất lầu rồi, nó đã bắt đầu tích tụ từ những ngày đầu tiên tôi bức chân đến giảng đuòong đại học và cho đến bây giờ đã là 2 năm rồi bạn biết không. trong 2 năm đó tôi đã suy nghĩ và không ngừng suy nghĩ về nó. đôi khi tôi tự hỏi, phải chăng cuộc sống là như thế, hể thấy cái gì xảy ra thường xuyên thì xem đó là điều bình thường, không cần phải quan tâm, bàn cải mà hãy chấp nhận nó như một sự thật, và hãy sống cùng nó. Nhưng bạn này bạn có thể sống cùng một cái mụn mọt thật to, thật nhức mà vẫn xem như không có nó không. Bạn có biết rằng trong 2 năm trăn trở, suy nghĩ, đã có những mâu thuẫn nảy sinh trong tôi ngày một nhiều nhưng chưa được giải quyết. bạn thấy đó, 2 năm có phải là một thời gian đủ dài để tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã suy nghĩ rất kỹ khi đưa ra nhận xét của mình, chứ không như bạn nghĩ đâu. còn chuyện tôi có tư cách đánh giá thầy cô như vậy hay không thì tôi có thể khẳng định rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách. bạn đi mua một giỏ hoa quả , bạn mong chờ rằng sẽ mua được những trái ngon để bồi bổ cho bạn, nhưng người bán lại bán cho bạn những quả sâu, ăn vào là đau bụng, thì bạn sẽ nghĩ gì. bạn chắc hẳn sẽ bực tức và cho rằng người ta đã lứa bạn , đúng không. Kiến thức hiển nhi6n là một loại hàng hóa vì rõ ràng bạn phải bỏ tiền ra mua nó, vậy tại sao bạn không có quyền đòi hỏi những thứ tốt nhất, bạn nhận được những thứ hư hỏng mà bạn vẫn coi như không thì bạn đã quá lãng phí tiền bạc của cha mẹ đã bỏ ra cho bạn học rồi. Và người xưa còn có câu " Thượng bất chính , hạ tất loạn". tôi không thể tôn trọng một người mà không đáng nhận được nó.
À, tôi muốn nói với bạn một điều nữa là trước khi viết bài cho bạn tôi đã gặp thầy Hà Thúc Huy rồi, thực sự thầy không cho rằng tôi sai, thầy chỉ khuyên tôi cố mà chấp nhận những điều hiện tại để sống thanh thản hơn, tôi thấy điều đó là đúng. Thầy thực sự cho tôi một cảm giác khác về một người thầy. Và ban Lâm Xuân Tâm này, hình như tôi với bạn cùng khóa thì phải, tôi rất cảm ơn những gì bạn đã khuyên tôi, tôi cũng không bức bội vì những lời nhận xét của bạn đâu vì tôi biết những lời đó không có ý gì khác ngoài việc muốn tốt cho tôi. nhưng bạn không phải là tôi nên bạn không thể hiểu được tôi đâu. Tôi sẽ có cách giải quyết vấn đề của riêng mình.
votuantu20 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2006 Mã bài: 916   #17
TITAN
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Tuổi: 44
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 TITAN is an unknown quantity at this point
Default

Cùng đọc, cùng bàn luận!

Ảo vọng Nobel
Lương của khoa học gia có thể lên đến 2.000 USD. Nhiều giải quốc tế đổ về làm rạng danh đất Việt. Giấc mơ Phù Đổng vụt bay cao, bay xa trong những khoảnh khắc ma mị của hào quang danh vị Nobel. Nhìn rõ vào thực trạng khoa học công nghệ nước nhà. Soi kỹ chiến lược của người láng giềng TQ. Và thử đo mức độ sáng tạo của người Việt.
Câu trả lờI là: “sao không dám ước mơ?!!!”

NOBEL PHẢI CHĂNG CÒN XA VỜI?

Đúng thế! nếu ta chỉ hòan toàn trông chờ vào “nội lực”. Không chỉ riêng VN, mà nói chung, với các nước đang phát triển thì những giải thưởng cao như Nobel hay huy chương Fields (dành riêng cho toán học, tương đương giải Nobel) vẫn còn là chuyện xa vời.
Ngoại lực khoa học
Đã có một số nhà bác học sinh ra ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Venezuela, Argentina,… được tặng giải Nobel về các ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh lý học,/ y học hay huy chương Fields về toán học (chúng tôi không đề cập đến các giải Nobel văn chương và hòa bình bởi lẽ nhiều trường hợp các giải này bị ảnh hưởng bởi nhãn quan chính trị của những người nắm quyền lựa chọn, trao tặng giải, nên gây ra tranh cải gay gắt).
Nhưng đến tuổi trưởng thành hầu hết những người trưởng thành nói trên đều được đào tạo nghiêm ngặt, với chất lượng cao, tại các trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Mỹ, Anh; bảo vệ luận án tiến sỹ, rồi tiếp tục công việc nghiên cứu ở các nước đó, trong những phòng thí nghiệm hiệnđại nhất, giữa môi trường khoa học tiên tiến bậc nhất. Việc họ giành được giải Nobel hay huy chương Fields rõ ràng một phần nào - nếu không nói là phần lớn - nhờ vào “ngoại lực”.
Năm 1957 lần đầu tiên hai nhà vật lý gốc TQ Chen Ning Yang (Dương Chấn Ninh) và Tsung – Dao Lee (Lý Chính Đạo) được tặng giải Nobel khi mới 35 và 31 tuổi, vì đã khám phá ra sự không bảo toàn trong tương tác chẵn lẻ của tương tác yếu.
Hai ông đã học tập và nghiên cứu trong môi trường nào?
Dương Chấn Ninh sinh năm 1922 tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, TQ, học đại học tại Côn Minh, nhưng sau đó, năm 1942, sang học tiếp tại Đại học Chicago, rồi bảo vệ luận án tiến sĩ tại đây vào năm 1948, khi mới 26 tuổi. Ông là GS Đại học Quốc gia New York tịa Stony Brook, là viện sĩ Viện Hoàng gia Anh, kiêm cả tiến sĩ khoa học danh dự Đại học Lomonosov (Nga)…
Còn Lý Chính Đạo thì sao? Ông sinh tại Thượng Hải năm 1926, nhưng sang Mỹ học Đại học Chicago, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1950, khi mới 24 tuổi, giảng dạy và nghiên cứu tại nhiều trường đại học hang đầu của Mỹ như Princeton, Harvard, Columbia…, trở thành giáo sư năm 30 tuổi rồi thành viện sĩ Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ…
Một nhà vật lý đoạt giải Nobel rất quen thuộc với giới khoa học nước ta là Abdus Salm, người sáng lập và giữ chức chủ tịch Viện hàn lâm khoa học thế giới thứ bao trong nhiều năm. Ông sinh tại Jhang Pakistan năm 1926, học trung học tại Lahore, nhưng sau đó, sang Anh học Đại học Cambridge- nơi các nhà vật lý lừng danh như I. Newton, P. Dirac từng làm việc - bảo vệ luận án tiến sĩ năm 26 tuổi, trở thành giáo sư đại học Cambridge, được tặng giải thưởng Nobel năm 1979 vì đã cùng S. Glashow (Mỹ) và S. Weiberg (Mỹ) thống nhất tương tác điện tử, tương tác yếu thành tương tác điện-yếu.
Có thể điểm thêm vài ba trường hợp khác sinh ra trên những “mảnh đất cằn cỗi” song lại thành công rực rỡ. Subrahmanyan Chandrasekhar được tặng giải Nobel về vật lý và Har Gobind Khorana, giải thưởng Nobel về sinh lý học/y học, đều là người Ấn Độ. Thế nhưng cả hai ông đều nghiên cứu và giảng dạy tại những trung tâm khoa học nổi tiếng của Mỹ như Viện Erico Fermi, Viện công nghệ Massachusetts (MIT)…
Và César Milstein, người Argentina, sinh tại CaBahia Blanca, nhưng bảo vệ luận án tíên sĩ tại Đại học Cambridge (Anh), Viện sĩ viện Hòng gia Anh, rồi được tặng giải Nobel về sinh lý/y học năm 1984, do các kết quả nghiên cứu tại Anh. Còn Baruj Benacerraf, người Venezuela sinh tại Caracas, nhưng học đại học và làm việc tại Pháp, Mỹ; là viện sĩ Vịên hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, được tặng giải Nobel về sinh lý học/y học năm 1980 khi đang dạy Đại học Harvard.
Quả thật, nếu chỉ được đào tạo và nghiên cứu trên “mảnh đất cằn cỗi” ở quê hương mình, chỉ hoàn toàn dựa vào “nội lực” của nước mình, thì những bộ óc thong minh xuất chúng kể trên khó có thể phát huy hết tiềm năng để vương đến những đỉnh cao chót vót như giải thưởng Nobel, huy chương Fields. /* Lại nhìn vào chính bản than mình, ơ gốc độ của khoa Hóa thôi, ai cũng thấy hằng năm chúng đều tiếp nhận các nhân tài đã hoàn thành luận án tiến sĩ sau một thời gian dài gửi đi đào tạo ở các cơ sở nước ngoài, nhiều người trong số đó đã một đi không trở lại (điều này chúng ta cũng không nên buồn trách họ), vấn đề cần bàn cải là các tân tiến sĩ của chúng ta dang làm gì! Phải chăng các tài năng của chúng ta đang tất bật thực hiện các dự định và hoài bảo khoa học đã ấp ủ từ lâu? Câu trả lời la không! họ đang nằm đó, kiến thức của họ đang “mòn” dần! tại sao lại như vậy? có người bảo chúng tôi không có thiết bị, điều kiện trong nước đã trói chân, buộc bụng, bịt mắt chúng tôi làm sao chúng tôi nghiên cứu? vợ con chúng tôi lại cần phải có cơm (chưa nói là thức ăn) để sống! Nhà trường và khoa thì tạm thời giao cho chúng tôi công việc dạy thực tập. Nhiều người may mắn hơn thì được đứng lớp dạy lý thuyết. Có người thì không biết dung từ may mắn hay bất hạnh vì họ được giao cho công tác quản lý! Mà họ đâu có được đào tạo để làm quản lý? Mà làm quản lý thì thời gian đâu làm nghiên cứu? Cũng có những người sau khi về nước họ vẫn còn giữ được mối lien hệ với các cơ sở nước ngoài, họ lại tiếp tục nghiên cứu cho những dự án hợp tác với nước ngoài! Ơ khía cạnh này tôi thấy Hà Nội tận dụng tốt các dự án và hợp tác nghiên cứu hơn hẵn TP. HCM. Nhiều đoàn khảo sát đã đến với chúng ta, tuy nhiên sau khi khảo sát tình hình nghiên cứu, trang thiết bị và đội ngũ nghiên cứu của chúng ta thì lại tìm đặt hợp tác với các đơn vị nghiên cứu khác???!!!.*/
Với người Việt, có lẽ cũng khó có ngoại lệ.
Theo giáo sư Phạm Duy Hiển - một nhà vật lý hạt nhân trong thập kỷ vừa qua vẫn đều đặn công bố nhiều công trình mới, được đồng nghiệp trên thế giới thích dẫn- thì cho đến nay, bài báo đăng trên tạp chí quốc tế chưa được chính thức xem như một tiêu chí cần phần đấu trong quản lý khoa học ở nước ta. Nếu không nhanh chóng đổi thay cách nghĩ cách làm đó, nước ta còn lâu mới ra khỏi nhóm nước yếu kém trên “sân chơi khoa học toàn cầu”.
KHI NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU
Vậy “nội lực” của nền khoa học nước ta hiện nay ra sao? Việc giành giải Nobel hay huy chương Fields phụ thuộc vào sự lớn mạnh của cả một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học và công nghệ ơ trình độ cao trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, một nền khoa học cơ bản tiến tiến của cả một đất nước, chứ không phài những cố gắng lẻ loi, đơn thương độc mã của dăm ba “chàng kỵ sĩ” cưỡi ngựa trên hoang mạc gọi là “khoa học”! /* nhìn lại tình hình nghiên cứu khoa học ở khoa hóa chúng ta, chất lượng các công trình khoa học thật sự đáng báo động! Hàng năm nhà trường, sinh viên và giáo viên tốn bao nhiêu tiền của chỉ để thu lại kết quả là quyển luận văn tốt nghiệp để rồi sau đó nó trở lại vòng đời “giấy tái chế” sau khi nằm bất động trên các ngăn sách thư viện! Chưa có sự hợp tác nghiên cứu nào giữa các Bộ môn, chưa có một chương trình nghiên cứu khoa học nào được đề ra ở cấp độ khoa và rộng hơn là cấp độ trường! có những bộ môn xem việc nghiên cứu khoa học như hoạt động bí mật, bất khả bại lộ, (không biết ở đó các nhà khoa học của chúng ta làm gì và đã làm được gì? Các vị đang lên chiến dịch lấy Nobel chăng? Không lý các thầy cô vẫn thường lên bục giảng dạy SV “một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” lại không hiểu nổi chân lý này?*/
Theo báo cáo hằng năm của Liên Hiệp Quốc về chỉ số sáng tạo (innovation index), Việt Nam xếp thứ 82/117 nước, nằm trong nhóm các nước yếu kém, đứng sau nhóm các nước có trình độ cao và nhóm các nước dừng ở mức trung bình.
Giải thưởng Nobel, huy chương Fields chỉ trao cho những thành tựu khoa học kiệt xuất trên cái nền nghiên cứu cơ bản hùng mạnh. Cái “nền” đó được “xây đắp” trước tiên trên số lượng và chất lượng các bài báo khoa học (scientific article) được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín và số lần mỗi bài báo được các đồng nghiệp trích dẫn.
Sau đó các chuyên gia mới phân tích sâu thêm để đưa ra các kết luận cuối cùng. Viện Thông tin khoa học Insitute of Scientfic Information, ISI) có trụ sở tại Philadelphia (Mỹ)-một truang tâm thong tin khoa học được cộng đồng quốc tế tin cậy- qua khảo sát 5.969 tạp chí trên thế giới về hang trăm chuyên ngành khoa học, công nghệ, xã hội-nhân văn, nghiên cứu nghệ thuật, đã vẽ nên một bức tranh, tuy chưa thể coi là chính xác 100%, nhưng đã khá hòan chỉnh về một nền khoa học hiện đại.
Hàng năm, trên thế giới công bố khoảng 800.000 bài báo khoa học, trong số đó Mỹ chiếm khoảng 300.000 bài, Nhật Bản 75.000, Đức 66.000, Anh 59.000, Trung Quốc 57.000, Pháp 47.000…còn Việt Nam? Trung bình hằng năm chỉ được đăng khoảng 200 –450 bài! thế mà trong con số ít ỏi đó ¾ lại là những bài mà người Việt Nam là đồng tác giả với người nước ngoài! chỉ có ¼ tức khoảng 80 bài, là hoàn toàn của người Việt Nam, được thực hiện chủ yếu bằng nội lực. /* Nhìn lại tình hình đăng bài của nước ta, các tạp chí chuyên ngành trong nước có chất lượng như thế nào thì chúng ta cũng biết rồi, chỉ muốn nhấn mạnh thêm là nhiều bài được đăng chỉ được phản biện ở cấp độ sửa chữa lỗi chính tả, nhiều bài đăng được lại nhờ vào quen biết và gửi gắm! Tình hình nghiên cứu cơ bản ở trường ta và khoa hóa chúng ta thì u ám hơn, các công trình nghiên cứu có chất lượng kém do số lượng và cách thức các thí nghiệm chưa thật sự có chất lượng! Đó là chưa kể đến nhiều đề tài chỉ riêng việc đặt vấn đề thôi đã thấy rõ tính phi lý, thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính thực tế nếu không muốn nói là không tưởng và tệ hơn là sai cơ bản! (không tin các vị cứ lật ra mà xem!). Việc nghiên cứu của chúng ta được tiến hành theo kiểu nấu bếp! hết món này đến món khác, không có món nào ra món nào cả, món nào cũng không có “chất lượng dinh dưỡng”, một số nhóm nghiên cứu lại nghiên cứu theo kiểu hát tuồng (bổn cũ soạn lại), cứ quy trình như thế, hết cây này đến lá khác, hết lá ta lại làm đến gốc, đến rễ, Viện Nam ta cây cỏ nghìn trùng, ngâm cứu bao giờ cho hết (có vị còn bắt học trò ngâm cứu những cây mọc tận đẩu tận đâu ở các châu lục khác, ta vẫn cứ nghiên cứu!) mà cây nào cũng có hoạt tính sinh học, cũng chữa được bệnh! Cái điệp khúc hái cây, hái lá, ly trích, chạy phổ cứ lặp đi lặp lại theo một chu trình bất tận mà chưa hề thấy một kết quả nào được mang ra phục vụ cho công tác chữa bệnh cứu người! Dân ta lại phải “chịu chết trên đống thuốc” các nhà khoa học thì bỏ tiền tỉ vào làm những công việc nửa vời như thế!!!*/
Chỉ cần xem lướt mấy con số nói trên , ta có thể lý giải tại sao Mỹ lại giành nhiều giải thưởng Nobel, huy chương Fields hơn là từ con số vẻn vẹn 80 công trình của các tác già Việt Nam ở trong nước. Thôi, đừng nên so sánh với một siêu cường như Mỹ nữa! Hãy so sánh “nội lực” nghiên cứu của Trung Quốc với ta thì, qua mấy con số của ISI , tình hình cũng …”một trờ một vực”! Thế nhưng, cho đến nay các nhà khoa học làm việc tại lục địa Trung Hoa, Hồng Kông, Macao, Đài Loan cũng chưa từng có ai giành được giải Nobel, huy chương Fields. Huống chi người Việt Nam ta làm việc ở trong nước!Vào thời điểm này mà đặt câu hỏi tại sao các nhà khoa học Việt Nam trong nước chưa giành được giải Nobel, huy chương Fields, thì cũng chẳng khác nào ngơ ngác hỏi “ Tại sao ta chưa có một doanh nhân nào giàu như Bill Gates? Chẳng lẽ quên tập đòan Bill Gates đã có lúc lên đến 70 tỉ USD trong khi GDP nước ta gần đây mới đạt …45 tỉ USD!
Ở Philippines, người nghiên cứu sinh, khi viết luận án tiến sĩ ít nhất phải có một công trình công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (được ISI lựa chọn); trong khi ở nước ta nhiều vị giáo sư, tiến sĩ chưa có một công trình nào như vậy.
Khi nói đến thành tích khoa học và công nghệ (hay R&D) các cơ quan quản lý khoa học của nước ta thường nêu lên số giáo sư tiến sĩ ở Việt Nam đông nhất Đông Nam Á, nhưng lại không đã động gì đến các kết quả nghiên cứu của họ (theo tiêu chí quốc tế). /* Hiện nay các nhà quản lý giáo dục nước ta hình như đã lên kế hoạch “phổ cập” thạc sĩ và tiến sĩ? nếu trước đây điều kiện dư thi cao học và NCS phải là những người có học lực khá giỏi và có ít nhất 2 công trình khoa học đăng trên tạp chí có uy tín thì này điều này không cần thiết nữa (chỉ cần tốt nghiệp đại học, cao học thì hết điều kiện, NCS thì chỉ cần một báo cáo khoa học từ cấp trường trở lên là được rồi! Các vị ạ, Dù Einstein có tài giỏi đến đâu thì không thể giao cho ông ta một con bò (xin lỗi các vị) để ông đào tạo thành tiến sĩ được. Chúng ta đã nhận lãnh hậu quả từ việc này, nhiều học viên cao học và NCS không biết dùng pipet để lấy hóa chất huống hồ gì bảo họ làm nghiên cứu! chưa hết, chúng ta đã và đang phổ cập đại học, điều đó ai cũng mong đợi nhưng chúng ta phải tiến hành có phương pháp, có thời điểm, có tiêu chí và phải đảm bảo chất lượng! tệ học vẹt và cung cách đào tạo thiếu khoa học ở phổ thong kèm với các kỳ thi sát hạch đại học được tiến hành chưa đảm bảo đã lấy đầu và là những sinh viên không đũ trình độ và năng lực để học đại học. Hậu quả là cho mẹ tốn tiến, nhà nước tốn kinh phí, các em chán nản do bị buộc thôi học ngay từ năm nhất do không đảm bảo tiến độ học tập, kế đến các em sẽ đi đâu về đâu thì mới chỉ nghĩ đến đó người có trách nhiệm nào cũng thấy lạnh lạnh ở sống lưng! May mắn hơn, kiên trì hơn nhiều em lê lết qua khỏi cánh cổng đại học để rồi đi làm công nhân, đi tiếp thị, đi bán hang để tạm sống qua ngày (các vị cứ khảo sát, trên 80% SV tốt nghiệp ngành Hóa ra làm những công việc như vậy).*/
… xin đọc thêm trên báo khám phá
….Chỉ có bộ óc thông minh thôi chưa đủ!, Còn phải có nhiều tiền thì mới mong làm khoa học và công nghệ trong thời hiện đại! Ở các nước tiến tiến số tiền nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ chiếm khỏang 2-3% GDP, Trung Quốc chiếm gần 2% GDP. Còn nước ta? Con số đó mới vào khoảng 2% tổng ngân sách nhà nước. Nhưng tổng ngân sách nhà nước ở nước ta chỉ chiếm một phần nhỏ GDP…..
VIỆT NAM MẤT HÚT TRÊN BẢN ĐỒ CÔNG NGHỆ.
… Các số liệu từ viện ISI ở Philadelphia theo dõi sự phát triển khoa học và công nghệ các nước trên thế giới cho thấy:
- Xét về số lượng công trình khoa học công bố, ta sau Thái Lan khoảng 20 năm.
- Xét về chiều hướng phát triển, nếu tiếp diễn tình trạng này, Việt Nam sẽ càng ngày càng thua kém Thái Lan.
- ….
Trích từ tạp chí khám phá số ra ngày 20/03/2006.
TITAN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2006 Mã bài: 919   #18
Lam Xuan Tam
0414025
 
Lam Xuan Tam's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: The Earth
Tuổi: 37
Posts: 7
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lam Xuan Tam is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to Lam Xuan Tam
Default

Uhm, xưng mình vậy nhé (thật ra cũng không quen xưng tôi lắm)! Tuấn Tú này, mình rất cám ơn vì bạn đã trả lời bài viết của mình một cách lịch sự và bình tĩnh như vậy (vốn vẫn lo là bạn sẽ mắng mình ^_^). Có thêm một vài lời để nói với bạn:
Thứ nhất: mình không hề cho rằng việc nói lên những bức xúc của bản thân là một điều sai trái, vấn đề là cách chúng ta nói ra nó. Bản thân Xuân Tâm cũng bất bình và khó chịu trước việc giáo viên hút thuốc trong giờ dạy (mình bị hen suyễn dị ứng). Tuy nhiên, Xuân Tâm vẫn không cho rằng chúng ta có quyền dùng từ như thế để nói về thầy cô.
Bạn có rất nhiều cách để góp ý cho thầy, bạn có thể cố tình để những áp phích kêu gọi không hút thuốc trên bàn giáo viên vào giờ thầy, có thể lên ngồi ngay bàn đầu và cố tình ho sặc sụa khi thầy bắt đầu hút thuốc, và làm điều đó liên tục hàng tuần, và thậm chí có thể kêu gọi bạn bè cùng giúp bạn… Có rất nhiều cách để cải thiện tình huống mà không gây phản cảm trong ánh nhìn của những người xung quanh.
Mình công nhận việc bạn nêu lên bức xúc của bản thân như thế sẽ có tác dụng không nhỏ, nhưng chúng ta là sinh viên, là những người có học, nếu có thể, tại sao chúng ta không giải quyết tình huống một cách tế nhị hơn mà vẫn hiệu quả, và vẫn được mọi người yêu quý. (Nói ra những lời như thế này, chỉ sợ “há miệng mắc quai”, bởi bản thân mình cũng chưa thật sự làm được điều này, mà vẫn thường hành động theo cảm xúc để rồi lại hối tiếc!).
Đôi khi bạn không có ý gì xấu cả, nhưng bạn biết không, những người xung quanh không hiểu được bạn (mình cũng không hiểu được bạn) sẽ chỉ “chấp lời” mà không “đặng ý” của bạn. Lúc ấy những lời góp ý chân thành của bạn đôi khi sẽ chỉ phản tác dụng. Vì thế sao ta không dùng những lời dễ nghe hơn để góp ý cho nhau.
Thứ hai: bạn bảo rằng kiến thức cũng là một loại hàng hoá, và việc chúng ta đi học mỗi ngày chính là mua bán loại hàng hoá đó, và vì thế bạn muốn có thứ tốt nhất. Vậy bàn luận trên cơ sở quan điểm của bạn, thì “tiền nào của đó”, bạn không nghĩ rằng với số tiền học phí chúng ta đóng một năm không bằng tiền học phí 1 tháng nếu bạn học ở Mỹ, thì những gì chúng ta nhận được hình như cũng hơi tương xứng sao! (Mình cũng đã từng nói rằng nền giáo dục Việt Nam không phải là một mảnh đất nhiều vàng) (theo như mình biết tiền lương giảng viên không tới 50.000đ/1 tiết dạy)
Bàn luận trên cơ sở quan điểm của Xuân Tâm: 1 gia đình giàu có, người cha làm tốt nhiệm vụ kiếm tiến, người con làm tốt nhiệm vụ đi học, và người vợ làm tốt nhiệm vụ quán xuyến gia đình, tuy nhiên các thành viên trong gia đình không có tình cảm dành cho nhau. Bạn có cho rằng đây là một gia đình tốt, hoàn hảo và hạnh phúc không? Cũng thế, một lớp học, mà nơi đó người thầy và người trò đến chỉ để trao đổi mua bán kiến thức, bạn nghĩ như thế là đã đủ tốt? Ngoài cái lý, còn có cái tình và cái nghĩa Tú à! Bản thân bạn hẳn cũng thích làm việc với người mình yêu qúy hơn với một người xa lạ, đúng không? Và người thầy dù sao vẫn là người thầy. Có lẽ Tâm hơi Á Đông, hơi cổ hủ, nhưng Tâm nhớ đã được nghe một câu: “chỉ có con khuyên cha mẹ, làm gì có chuyện con cái dạy cha mẹ”. Đồng ý rằng nếu để cái tình lấn át cái lý thì cũng thật nguy hiểm. Nhưng chúng ta có trí tuệ, chúng ta có thể tình được cách giải quyết trọn vẹn hơn, đúng không?
(Có vẻ không chỉ là một vài lời nhỉ ^_^) Thú thật, nói thì nghe hay, nhưng làm thì mình cũng chẳng được mấy phần như những gì mình đã nói. Tuy nhiên, nếu bạn đồng ý với quan điểm của mình, sao chúng ta không cùng cố gắng thay đổi bản thân. Còn nếu bạn không đồng tình thì mình cũng đành chịu, đây cũng chỉ là quan điểm của bản thân mình. Dù sao cũng rất vui vì đã có thể bàn luận với bạn về vấn đế này!
Chúc bạn sớm tìm ra được cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của mình.
Lâm Xuân Tâm
P.S: Đúng là mình học cùng khoá với bạn, mình lớp A nên không học chung giờ với các bạn.

Chữ kí cá nhânLũ chúng ta ngủ trong giường chật hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hôn.



thay đổi nội dung bởi: Lam Xuan Tam, ngày 04-13-2006 lúc 07:34 PM.
Lam Xuan Tam vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-05-2006 Mã bài: 935   #19
Nguyen Anh Thy
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Tuổi: 50
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Nguyen Anh Thy is an unknown quantity at this point
Default

Bạn Võ Tuấn Tú thân mến!
Trước tiên tôi cám ơn bạn đã can đảm nói lên những suy nghĩ của mình về các thầy cô mà bạn đã từng được học và cũng để cho chúng tôi - những người làm thầy có dịp soi rọi lại bản thân mình ở nhiều góc độ khác nhau.
Trước tiên, tôi xin giới thiệu mình cho các bạn SV khác, chứ còn Tuấn Tú nhìn tên tôi thì đã biết rôi. Tôi là một trong số các thầy cô được bạn Tuấn Tú đưa ra làm dẫn chứng cho phát biểu:"Khoa Hoa chúng ta không có nhiều người giỏi, kể cả những người đang dạy chúng ta".
Thật sự thì bạn Tú đã đạt được mục đích là nêu những sự việc như thế lên để những thầy cô đó sẽ thấy "nhột" và " xấu hỗ". Tôi không tham gia diễn đàn này, nhưng từ thông tin của đồng nghiệp, tôi đã vào để tận mắt đọc những dòng suy nghĩ của Tú về tôi. Bạn Tú a, sau khi đọc xong những lời phát biểu của bạn tôi đã lặng người đi, tôi không chỉ "nhột", "xấu hổ" mà cảm thấy đau đớn vô cùng và từ hôm đó đến nay là những đêm tôi mất ngủ và suy xét bản thân mình xem mình có còn đủ tư cách và năng lực để theo đuổi nghề giáo này không? Tôi định gặp bạn để nói chuyện, nhưng tôi lại sợ bạn nghĩ rằng tôi không dám nhìn vào sự thật và sợ tất cả mọi người biết tôi dở, nên tôi quyết định nói chuyên với bạn thông qua diễn đàn nay.
Tôi không sợ nhận mình là một giáo viên dở, bởi vì có thể hôm nay tôi dở, nhưng ngày mai tôi có thể giỏi, hoặc sự giỏi hay dở đôi khi không khách quan mà còn tùy thuộc vào cả ý kiến chủ quan nưa. Bây giờ tôi sẽ đi vào chủ đề chính nhé! Bạn đã kết luận tôi là một giảng viên ĐH mà phát biểu "một bình chứa 75l khí mà thể tích bình không phải 75L" thì chắc một học sinh lớp 9 nghe cũng phì cười phải không các ban? Bạn đã nhắc cho tôi nhớ tình huống tôi nói như thế, đó là trong giờ bài tập nhiệt đông. Bài toán đó cho một bình chứa 75L khí ở áp suất 16 bar và khí này được dãn nở đẳng nhiệt xuống áp suất 1,1 bar và dùng lượng khí này để bơm các khí cầu có thể tích 3L. Tôi nghĩ thể tích của khí khi đưa về áp suất 1,1 bar thì tăng lên rất nhiều chứ không còn là 75L (ứng với áp suất 16 bar), ý tôi muốn nói với các bạn là phải tính lại thể tích khí sau khi dãn nở mà không hiểu sao tôi lại diễn đạt và nói với các bạn sinh viên bằng 1 câu ngớ ngẩn như thế, nhưng tôi đã hiệu chỉnh lai và giải bài toán đó hoàn chinh, chứ không phải tôi vẫn không biết mình nói sai và cứ thế để giải bài toan. Bạn Tú a, tai sao bạn không nghĩ đó chỉ là một phút đãng trí của tôi mà bạn lại nói tôi dở và tệ đến mức không biết chất khí không có hình dạng và thể tích xác đinh? Nếu trình độ tôi chỉ đến thế thì có lẽ nhà trường đã đuổi việc tôi lâu rồi và nếu bạn có tham khảo thì cũng biết tiêu chuẩn để giữ lại trường làm CBGD không phải là thấp? Không phải tôi bào chữa hay ngụy biện cho mình mà tôi chỉ muốn nói lên một thực tế có thực là những người thầy người cô đứng trên bục giảng có lúc phạm những cái sai rất ngớ ngân. Ngay cả người thầy bạn đề cập khi dạy vật lý ĐC cũng thế, chẳng lẽ thầy lại không biết quãng đường = v.t và nếu thầy đó học thuộc lòng cách chứng minh thì lại càng không viết sai như thế. Bạn có biết không, khi tôi còn ngồi trên ghế giảng đường như bạn, tôi đã không ít lần thấy thầy cô viết sai, nói sai, thậm chí có những bài tính cộng rất đơn giản nhưng lại cộng sai, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ thầy cô của mình quá tệ (tính cộng còn không biết làm mà) không đủ trình độ để dạy mình mà tôi biết đó là những lúc thầy cô của tôi quá mệt mỏi, đãng trí và tôi vẫn yêu quí và tôn trọng thầy cô của minh. Tất nhiên những người làm thầy, làm cô như chúng tôi phải luôn hoàn thiện mình và cũng muốn mình tốt đẹp dưới ánh mắt của học trò, nhưng con người mà làm sao tránh khỏi những lúc sai lầm, quan trọng là mình phải thấy được cái sai và sửa sai, cho nên chúng tôi cũng rất cần những lời đóng góp và xây dựng chân thành từ phía các bạn SV.
Tôi cũng rất buồn và đau xót khi bạn Tú cho rằng quan hệ thầy trò là quan hệ kẻ mua - người bán Nếu vì mục đích kiếm tiền thì tôi nghĩ rằng không ai chon nghề dạy hoc. Bạn bực tức, thất vọng khi đồng tiền bạn bỏ ra lại không mua được quả ngon, quả ngot. Đó là về phía người mụa Còn chúng tôi, những người bán, chúng tôi đã nhận đúng với giá trị và công sức của mình chưa? Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đang bán kiến thức, kinh nghiệm cho các bạn, vì chưa co thầy cô nào từ chối khi các bạn có những thắc mắc cần giải đáp và chưa bao giờ chúng tôi hỏi bạn sẽ trả cho chúng tôi bao nhiêu tiền để giải đáp những thắc mắc cho các ban. Biết bao thầy cô đã cho các bạn rất nhiều quả ngon, quả ngọt mà không hề nhận một đồng xu nào và khi giúp các bạn thành công chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc.
Bạn Tú a, tôi không phải là một giảng viên giỏi nhưng tôi dám khẳng định với bạn tôi là một giảng viên có lương tâm, trách nhiệm và đầy lòng tự trong. Tôi cám ơn bạn đã cho tôi một bài học, kinh nghiệm thật đắt gía. Cuối cùng tôi chỉ muốn nói với bạn là đừng nhìn cuộc đời và sự việc quanh mình bằng một con mắt quá hà khắc rồi sẽ tự làm khổ mình Tôi cũng không khuyên bạn hãy biết cách chấp nhận như thầy Huy mà phải nói lên sự thật, nhưng trước khi mình nói phải đặt mình vào vị trí của người đó để suy xét và nói để xây dựng chứ không phải để chỉ trích, lăng ma.
N.A.T
Nguyen Anh Thy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-06-2006 Mã bài: 953   #20
Luu Thi Xuan Thi
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Luu Thi Xuan Thi is an unknown quantity at this point
Default Góp ý cho em Tu

Chao em,

Thật sự tôi bị sốc khi nghe đồng nghiệp báo rằng trên diễn đàn có bài viết về Thầy Cô như vây. Cho đến hôm nay tôi lại nghe nói có bài trả lời từ Cô Anh Thy thì tôi mới đăng nhập vào để viết trả lời.
Điều em nên nói lên sự thật để góp ý cho Thầy Cô là điều tốt, tuy nhiên nếu em nói với thái độ nhã nhặn và có ý để cải tiến thì chúng tôi cảm thấy tốt hơn và đỡ bị sốc hơn.
Việc Thầy Cô bị nhầm lẫn trong khi giảng bài là điều khó tránh ngay cả các Thầy Cô nước ngoài cũng vây. Tuy nhiên, sinh viên nước ngoài thắc mắc và hỏi liền ngay lúc đó, thì mọi việc đã được giải quyết. Sinh viên VN thì thường không dám nói trước mặt vì sợ Thầy Cô ghét hay thù cá nhân... Tuy nhiên, theo tôi thì thà rằng nên nói ra trước mặt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra như trên. Tôi cũng biết đôi khi mình mệt mỏi và sẽ có sai sót nên thường thì tôi hay nói với sinh viên rằng "Nếu có thắc mắc gì cứ hỏi". Tôi mong em sau này nên hỏi trực tiếp thì tốt hơn...
Ngoài ra, tôi không hiểu ai lại nói về "Quan hệ mua bán kiến thức trong trường học" vì tôi không có theo dõi thường xuyên diễn đàn. Tuy nhiên, tôi không bị sốc về vấn đề này vì đây không là lần đầu tiên tôi nghe câu nói này. Tôi nghe câu tương tự như vậy trong một lần họp Bộ Môn và có Cô đã nói ra câu như vậy. Lúc đó tôi tự hỏi "Có sự mua bán trong trường học thật sao? Hay mình quá ngu đần nên không nhận ra sự thay đổi trong xã hội". Tuy nhiên, em xem sự mua bán này có công bằng không? Tôi chỉ kể cho em nghe câu chuyện này thì em sẽ hiểu được tâm huyết của những Thầy Cô đứng lớp giảng day. Hầu hết các Thầy Cô có cơ hội đi nước ngoài đều copy sách mang về cả. Điều này là cấm kỵ ở nước ngoài vì bản quyền. Nên Thầy Cô copy rất khó khăn, ngoài ra việc đem về càng khó khăn hơn vì nếu dư kg hành lý thì sẽ bị phat. Tôi cũng không ngoại lệ, mang về nhiều đến sân bay mới thấy dư kg. Tiếp viên bảo rằng "Nếu không đóng phạt thì bỏ đồ ra bớt". Tôi đứng lặng im vì tiến đóng phạt quá cao nhưng nếu bỏ đóng sách lại thì biết khi nào có dịp copy lại hay đọc lại sách này ở VN vì không phải thư viện nào cũng có sách mình cần. Cuối cùng tôi đành đóng phạt tất cả là 350 EUR cho 9 kg sách.
Theo tôi nghĩ Thầy Cô khi đã giảng dạy đều tập trung và tâm huyết để truyền tải kiến thức cho các em. Tôi cảm thông cho Cô Anh Thy, tôi cũng có lúc ngớ ngẩn nhưng học trò tôi rất dễ thương nên hỏi lại "Cô ơi, sao Cô lại nói em làm như vậy. Tôi hỏi lại, Cô có nói vậy ư? Lúc đó tôi mới biết mình đã nói sảng lúc nào mà chẳng thể kiểm soát. Em Tú còn nhỏ nên tập tính góp ý thẳng và mang tính xây dựng. Nếu em học cùng năm với Cô Anh Thy thì em không là "đối thủ đáng gờm của Cô ấy"....đừng sỉ vã Thầy Cô mạnh như vậy....
Chúc em thành công và khiêm tốn hơn hay thận trọng hơn khi quyết định mọi viêc...
L.T.X.Thi
Luu Thi Xuan Thi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:30 AM.