Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHÂN TÍCH ĐIỆN HOÁ - ANALYTICAL ELECTROCHEMISTRY

Notices

PHÂN TÍCH ĐIỆN HOÁ - ANALYTICAL ELECTROCHEMISTRY Ai muốn share những kiến thức về phương pháp này thì post vào đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Phân tích điện hóa.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-13-2008 Mã bài: 23762   #41
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Cảm ơn Chuyen_paris đã cho biết về bơm nhiệt lượng. Vài thông tin thêm về bơm nhiệt lượng theo hiểu biết của tôi, mong bạn xác nhận có đúng không? Bơm làm bằng thép không rỉ, gồm 2 điện cực bằng Pt đặt trên sample holder như bạn nói. Người ta nạp dung dịch Na2CO3 và bơm oxygen vào bơm, sau đó nối 2 điện cực Pt vào nguồn điện, tia lửa điện sẽ khơi mào đốt cháy mẫu. Tôi đã thực tế thí nghiệm này với mẫu hữu cơ (mẫu rơm), phân tích các chỉ tiêu anion như halogen, sulfate, phosphate... bằng sắc ký ion. Tôi chưa từng làm việc này với mẫu quặng nên chưa biết thế nào.
Theo tôi nếu Chuyen_paris phân tích F trong quang bauxit bằng cách này thì xem xét liệu F giai phóng ra khỏi mẫu quặng đã hoàn toàn chưa? Có lẽ bạn mắc sai số thiếu. Có thể ngâm bơm trong nước lạnh để giảm áp, sau đó tiếp tục firing một lần nữa xem sao????
KHông thể dựa vào mẫu trắng và mẫu NaF để kiểm chứng hiệu năng của phương pháp này vì thành phần matrix khác nhau. Nên có mẫu CRM (standard reference material) cho F để kiểm chứng quy trình như Thầy Trúc đề nghị.
Vài ý kiến
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hồ Sỹ Phúc (05-18-2010)
Old 05-15-2008 Mã bài: 23827   #42
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Default

Thôi bây giờ như thế này: chuyen_paris post lên quy trình phân tích chi tiết (bao nhiêu gam mẫu, thêm chất gì vào bom nhiệt lượng, xử lý mẫu thế nào, chuẩn độ thế nào...) cho anh em tham khảo đồng thời sự sai lệch kết quả mà lab của chuyen làm so sánh với kết quả được công nhận như thế nào đi (cao hơn hay thấp hơn). Cứ úp úp mở mở thế này anh em khó cho ý kiến cũng như toàn đoán già đoán non chẳng đi tới được cái gì...

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-12-2008 Mã bài: 25145   #43
Phan Thị Tiết Hạnh
Thành viên ChemVN

hột mít
 
Tham gia ngày: Jun 2008
Tuổi: 47
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Phan Thị Tiết Hạnh is an unknown quantity at this point
Default chuẩn độ điện thế

Ở cơ quan tôi có một cái máy chuẩn độ điện thế hiệu 785 DMP Titrino của hãng Metrohm đã mua từ năm 2002 nhưng chưa sử dụng. Bây giờ đem ra sử dụng để xác định hàm lượng axit trong dầu cách điện máy biến áp. Tôi đã cài đặt thông số và thực hiện theo quy trình hướng dẫn sử dụng. Nhưng giữa các đồng nghiệp thì có sự bất đồng ý kiến. Vì máy này sử dụng hai diện cực là Ag/AgCl và Pt Titrode, nhưng theo một số người thì khi chuẩn độ nên nhúng cả hai điện cực vào trong dung thử, còn một số thì bảo rằng chỉ nhúng điện cực Pt Titrode thôi.
Xin cho tôi biết là ai đúng và vì sao phải làm như vậy? (Mọi người đòi nói có sách, mách có chứng)
Cho tôi hỏi điện cực Ag/AgCl có tác dụng gì trong trường hợp này
Trong hướng dẫn sử dụng bảo phải hòa tan dầu biến áp trong hỗn hợp dung môi (Toluene + Isopropanol + nước). Vì sao phải làm như vậy? Không dùng dung môi có được không?.
Nếu ai biết thì xin chỉ giáo cho tôi với. Cảm ơn nhiều!
Phan Thị Tiết Hạnh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-12-2008 Mã bài: 25160   #44
ngvtuan
Nhà Tài Trợ

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Tuổi: 46
Posts: 81
Thanks: 21
Thanked 33 Times in 27 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 32 ngvtuan has a spectacular aura about ngvtuan has a spectacular aura about
Default

hiện mình đang xài 2 cái Metrom (794, 785). với điện cực Ag/AgCl chỉ dùng chủ yếu chuẩn độ Acid-Baz, còn điện cực Pt thì mình dùng chủ yếu cho các Pứ chuẩn độ Oxi hóa khử. ở đây bạn chuẩn độ acid trong dầu bằng Baz thì dùng điện cực Ag/AgCl. không dùng cả 2 điện cực vì đối với máy 785 DMP chỉ đọc 1 thông số điện cực online. bạn nên tháo điện cực Pt ra đem bảo quản dùng cho các pứ khác. vì đây là Pứ đơn giản nên nếu bạn không thực hiện được xin hãy liên hệ với mình.....

Điện cực Ag/AgCl là điện cực chuẩn độ dùng chủ yếu trong các phản ứng Acid-Baz (chủ yếu theo dõi pH của phản ứng....)

về hỗ hợp (toluene+Isopropanol+nước) bạn nên tham khảo tính tan của toluene, Isopropanol, dầu.
+ Isopropanol dễ tan trong nước
+ toluene tan trong dầu ( VD: dầu biến áp của bạn)
như vậy mục đích để xác đinh hàm lượng acid trong dầu bằng pứ với baz thì người ta phải cho nước vào trong dầu để hòa tan lượng acid có trong đó mới cho pứ với baz được, do vậy yêu cầu phải cho nước vào hỗn hợp dầu, nhưng nếu chỉ cho nước vào hỗn hợp dầu thì sẽ không tan và tạo lớp (sẽ không thể thực hiện Pứ trên máy chuẩn độ điện thế được) do vậy yêu cầu phải có hỗn hợp phải vừa hòa tan dầu và vừa hòa tan nước. ở đây người ta chọn hỗn hợp toluene+Isopropanol+nước là hợp lý

Chữ kí cá nhânVT

ngvtuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-12-2008 Mã bài: 25168   #45
huy_hpt
Thành viên ChemVN
 
huy_hpt's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2007
Location: Hà Nội
Posts: 65
Thanks: 5
Thanked 13 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 25 huy_hpt will become famous soon enough huy_hpt will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to huy_hpt
Default

Trích:
Nguyên văn bởi ngvtuan View Post
Điện cực Ag/AgCl là điện cực chuẩn độ dùng chủ yếu trong các phản ứng Acid-Baz (chủ yếu theo dõi pH của phản ứng....)
Bạn có thể nói rõ hơn cho mình biết điện cực Ag/AgCl dựa theo nguyên tắc nào để chuẩn độ acid-bazo được không? Thanks
huy_hpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-13-2008 Mã bài: 25192   #46
Phan Thị Tiết Hạnh
Thành viên ChemVN

hột mít
 
Tham gia ngày: Jun 2008
Tuổi: 47
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Phan Thị Tiết Hạnh is an unknown quantity at this point
Default chuẩn độ điện thế

Gửi ngvtuan.

Theo bạn thì "với điện cực Ag/AgCl chỉ dùng chủ yếu chuẩn độ Acid-Baz, còn điện cực Pt thì mình dùng chủ yếu cho các Pứ chuẩn độ Oxi hóa khử".

Nhưng với minhtruc thì: "Một hệ thống chuẩn độ điện thế (hay nói chung là một hệ đo điện thế) bao gồm hai thành phần cơ bản: 1 điện cực quy chiếu (có thế không thay đổi), 1 điện cực làm việc. Điện cực quy chiếu thông thường là calomel bão hòa, hay thông dụng hơn là Ag/AgCl. Điện cực làm việc là điện cực có thế thay đổi phụ thuộc vào nồng độ chất cần chuẩn độ hoặc nồng độ chất chuẩn. Điện cực làm việc vì thế có hai loại: điện cực chỉ thị kim loại (trong đó có 4 loại: điện cực loại 1, loại 2, loại 3, và điện cực chỉ thị oxid hóa khử) và điện cực màng chọn lọc (hay gặp là điện cực màng chọn lọc ion)".

Mình thấy trong tài liệu của Metrohm, ngay cả khi xác định hàm lượng axit mạnh người ta cũng không dùng điện cực Ag/AgCl như bạn đâu. Bạn nghĩ sao về điều này. Gửi bạn hai trang tài liệu để tham khảo (có file đính kèm).
File Kèm Theo
File Type: doc Gửi ngvtuan.doc (332.0 KB, 125 views)
Phan Thị Tiết Hạnh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-13-2008 Mã bài: 25206   #47
thuydung
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2008
Tuổi: 17
Posts: 76
Thanks: 12
Thanked 54 Times in 25 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 30 thuydung has a spectacular aura about thuydung has a spectacular aura about thuydung has a spectacular aura about
Default

Trong chuẩn độ điện thế, điện cực phải thuận nghịch với ion cần chuẩn. Khi chuẩn độ acid bazơ thì điện cực phải thuận nghịch với ion H+ (hoặc OH-), trong trường hợp này tốt nhất là dùng điện cực thủy tinh. Trong trang 2 của tài liệu hướng dẫn của bạn Hạnh có đề cập đến cái này. Khi chuẩn độ các chất có tính oxyhóa khử thì dùng điện cực oxyhóa khử, như điện cực Pt. Điện cực Ag/AgCl có thể được dùng để chuẩn ion Cl. Các điện cực trên phải được nhúng vào trong dung dịch chuẩn độ khi tiến hành chuẩn độ điện hóa. Dung dịch chuẩn độ được nối với dung dịch khác chứa điện cực so sánh qua cầu muối. Điện cực so sánh có thể là điện cực Ag/AgCl hay Calomen vì hai điện cực này có thế ổn định và dễ chế tạo.
Có một điều em chưa hiểu là trong trang 1 của tài liệu hướng dẫn của bạn Hạnh có nói là dùng điện cực Pt khi xác định acid number. Rõ ràng phản ứng chuẩn độ là acid-bazơ mà sao lại dùng điện cực Pt nhỉ, các bác bên phân tích giúp hộ em với.
thuydung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-14-2008 Mã bài: 25210   #48
ngvtuan
Nhà Tài Trợ

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Tuổi: 46
Posts: 81
Thanks: 21
Thanked 33 Times in 27 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 32 ngvtuan has a spectacular aura about ngvtuan has a spectacular aura about
Default

vậy theo ý các ban là dùng điện cực Pt chuẩn độ để xác định hàm lượng axit trong dầu cách điện máy biến áp của bạn à. nếu bạn làm như vậy bảo đảm không bao giờ xác định được. đừng lấy lý thuyết xuông ra lý luận. quan trọng là bạn đã làm thực tế được chưa ????

Chữ kí cá nhânVT

ngvtuan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-15-2008 Mã bài: 25240   #49
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Default

Mình trả lời bạn Hạnh trước: Nhúng cả hai điện cực mới được. Điện cực Ag/AgCl đóng vai trò là điện cực quy chiếu.
Mình không biết cụ thể ngvtuan làm thực nghiệm ra sao. Nhưng các bạn nên biết: "Pt titrode của Metrohm không phải đơn giản chỉ là một điện cực Pt. Điện cực này là kết hợp của cả điện cực Pt và điện cực thủy tinh (mình cũng có một cái điện cực này nhưng không có máy để xài...).
Hình dạng điện cực (mã số của Metrohm 6.0341.100) mà theo bạn Hạnh gửi trong Application Note như sau:

Điện cực thủy tinh trong Pt titrode hoạt động khi chuẩn độ acid baz, điện cực Pt hoạt động khi chuẩn độ oxid hóa khử. Trong một số trường hợp chuẩn độ oxid hóa khử mà môi trường chuẩn độ không có sự thay đổi pH thì điện cực thủy tinh đóng vai trò giống như một điện cực quy chiếu (Theo Metrohm thì đây chính là một trong những ưu điểm của sự kết hợp này).
Như những bài trước đây mình có nói: một hệ đo điện thế (chuẩn độ điện thế) lúc nào cũng bao gồm hai thành phần: điện cực quy chiếu và điện cực làm việc. Trong ứng dụng của bạn Hạnh: xác định acid trong dầu máy biến thế, điện cực làm việc là Pt titrode (điện cực thủy tinh trong Pt titrode), điện cực quy chiếu là Ag/AgCl (lưu ý Ag/AgCl dùng trong chuẩn độ dung môi hữu cơ cần pha LiCl trong Metanol để giảm thế nối).
Để thuyết phục đồng nghiệp, bạn Hạnh cho người ta xem cái Application note mà bạn gửi là người ta phải phục thôi. Còn không thì bạn chỉ cho họ xem website của metrohm:

Các acid trong dầu máy biến thế có nguyên nhân từ sự oxid hóa những hợp chất hữu cơ trong đó từ hydrocarbon lên alcol, và từ alcol lên acid carboxylic. Dầu máy có số C khoảng từ 15 -40 (cái này mình thấy nhiều tài liệu nói khác nhau), các chất acid này vì thế có số C rất lớn không thể tan trong nước. Đây chính là nguyên nhân phải dùng dung môi hữu cơ mạnh như benzen, toluen để hòa tan loại mẫu này. Tuy vậy lúc này lại xuất hiện một khó khăn khác đó là: điện cực thủy tinh đo pH không thể hoạt động trong môi trường dung môi hữu cơ vì màng thủy tinh chỉ hoạt động khi bị hydrate hóa (hydrate hóa nghĩa là phải có nước), do vậy cần phải thêm nước vào dung môi hữu cơ. Nhưng ngặt nỗi nước lại không tan được trong dung môi hữu cơ...đó là nguyên nhân người ta phải tìm một chất có tác dụng "pha" nước vào dung môi hữu cơ. Trong trường hợp này là isopropanol.

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn minhtruc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
bluemonster (06-15-2008), huy_hpt (06-15-2008), thuydung (06-16-2008)
Những thành viên sau THAN PHIỀN với ý kiến của bạn minhtruc:
hong son (05-07-2009)
Old 06-15-2008 Mã bài: 25241   #50
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi ngvtuan View Post
... ở đây bạn chuẩn độ acid trong dầu bằng Baz thì dùng điện cực Ag/AgCl. không dùng cả 2 điện cực vì đối với máy 785 DMP chỉ đọc 1 thông số điện cực online. bạn nên tháo điện cực Pt ra đem bảo quản dùng cho các pứ khác. vì đây là Pứ đơn giản nên nếu bạn không thực hiện được xin hãy liên hệ với mình.....

Điện cực Ag/AgCl là điện cực chuẩn độ dùng chủ yếu trong các phản ứng Acid-Baz (chủ yếu theo dõi pH của phản ứng....)
Có lẽ bác Tuan nhầm lẫn gì chăng...

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:57 AM.