Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > ĐỀ THI - BÀI TẬP

Notices

View Poll Results: Bạn thấy bài viết này có ích không? Cách giải đã đủ chi tiết chưa?
Vô ích, sơ sài, không hay 1 14.29%
Tạm được 3 42.86%
Rất có ích, chi tiết, cách làm rất hay 4 57.14%
Multiple Choice Poll. Voters: 7. You may not vote on this poll

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Tổng hợp đề thi.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-01-2007 Mã bài: 15614   #141
khanh_219991
Thành viên ChemVN
 
khanh_219991's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2007
Location: hỏi má em là biết à
Tuổi: 32
Posts: 78
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 khanh_219991 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to khanh_219991
Default

Hóa học, luyện đội tuyển thi Quốc gia, Chuyên Hóa Tổng hợp, 2007
Bài từ Thư viện Đề thi VLOS.ĐỀ LUYỆN THI ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
Trường học Khối PT Chuyên ĐH KHTN HN
Lớp học 12
Năm học 2007
Môn thi Hóa học
Thời gian ? phút
Thang điểm 10

--------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: Chuỗi phóng xạ 238 U gồm 14 phản ứng phân rã phóng xạ với sản phẩm cuối cùng là 206 Pb. trong phản ứng này chậm nhất là 238 U -> 234 Th + He có chu kì bán hủy 4.51e9 năm. các phản ứng khác nằm trong khoảng 1.5e-4 đến 2.4e5 năm

khi phân tích 1 mẫu quặng 238 U tìm thấy trong vỏ trái đất, người ta tìm thấy tỉ lệ của 206 Pb và 238 U luôn là 0.866, nhưng trong một thiên thạch thì tỉ lệ này là 2597

a/ tính hằng số phóng xạ . thừa nhận vận tốc = vận tốc chậm nhất
b/dự đoán tuổi của trái đất và thiên thạch , nếu cho rằng khi trái đất và thiên thạch hình thành thì xuất hiện U
Câu 2: 3 hợp chất A, B,C có cùng 1 công thức phân tử và khối lượng phân tử = 116 dvC. cho 0.058g mỗi chất + NaHCO3 dư thì đều thu đc 24.6 ml CO2 ở 27 độ C và 1 atm. đun nóng tới 120 độ C, A sinh ra X với Mx =98 . B sinh ra Y với My = 72, còn C đun tới 300 độ cũng ra X nếu cho X vào NaHCO3 thì sau một thời gian mới thấy có khí CO2 bay ra từ từ

a/ xác định công thức, cấu trúc của A,B,C,X,Y
b/ so sánh A và C về T nóng chảy , Ka1 , Ka2. giải thích
Câu 3:

1/ xếp theo tính tăng dần lực bazo
ure , propylamin, allylamin, p-metylanilin, anilin, p-nitroanilin

2/ cho các chất sau: phenol, axit axetic, CH3-SO2-CH2-COOH, etanol, p-crezol, (CH3)3C-COOH và triphenylmetan
cho các trị số Ka: 2.36,4.76,5.05,9.95,10.19,15.8,25

xếp các giá trị Ka vào đúng chất và giải thích

Lấy từ « http://thuvienkhoahoc.com/dethi/H%C3...BB%A3p%2C_2007 »

Chữ kí cá nhânVài năm học mới rồi nên em ko thể lên 4rum thường xuyêc dc nên các bác thôg cảm nhá ((các bác chớ thấy em ko lên mà ban em thì tội nhá

khanh_219991 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2007 Mã bài: 15615   #142
khanh_219991
Thành viên ChemVN
 
khanh_219991's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2007
Location: hỏi má em là biết à
Tuổi: 32
Posts: 78
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 khanh_219991 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to khanh_219991
Default

http://thuvienkhoahoc.com bạn lên trang đó mà tham khảo nhè( nhiều quá ko ps nổi *.*

Chữ kí cá nhânVài năm học mới rồi nên em ko thể lên 4rum thường xuyêc dc nên các bác thôg cảm nhá ((các bác chớ thấy em ko lên mà ban em thì tội nhá

khanh_219991 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2007 Mã bài: 15627   #143
Dinh Tien Dung
Cựu Moderator
 
Dinh Tien Dung's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2007
Location: THPT chuyên Phan Bội Châu
Tuổi: 32
Posts: 553
Thanks: 40
Thanked 205 Times in 39 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 46 Dinh Tien Dung is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Dinh Tien Dung Send a message via Skype™ to Dinh Tien Dung
Default

Mấy cái đề thi vào trường Phan ai muốn thì liên hệ với mình. Địa chỉ là vinh1958@yahoo.com

Chữ kí cá nhânHạt giống khoa học sẽ nảy mầm cho mùa gặt của nhân dân.

Dinh Tien Dung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2007 Mã bài: 15631   #144
Dinh Tien Dung
Cựu Moderator
 
Dinh Tien Dung's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2007
Location: THPT chuyên Phan Bội Châu
Tuổi: 32
Posts: 553
Thanks: 40
Thanked 205 Times in 39 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 46 Dinh Tien Dung is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Dinh Tien Dung Send a message via Skype™ to Dinh Tien Dung
Default

Trích:
Nguyên văn bởi HoahocPro
Hòa tan sản phẩm rắn của quá trình nấu chảy hỗn hợp gồm bột của 1 khoáng vật rắn màu đen,KOH và KClO3 ,thu được dd màu lục đậm.Khi để trong không khí , màu lục của dd chuyển dần thành màu tím.Quá trình đó còn xảy ra nhanh hơn khi sục khí Clo vào dd hay điện phân dd.
a)Cho biết khoáng vật màu đen là chất gì.
b)Viết tất cả PT phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
(trích đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh 2006,vòng 1)
Khoáng vật màu đen là MnO2. Cây ni trích từ đề thi chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế mô năm 2004.

Chữ kí cá nhânHạt giống khoa học sẽ nảy mầm cho mùa gặt của nhân dân.

Dinh Tien Dung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Dinh Tien Dung vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
nguyen tien chuong (12-06-2009)
Old 10-11-2007 Mã bài: 16190   #145
nmp
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 31
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nmp is an unknown quantity at this point
Default de hoa

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006
---------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 1 )
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------
Bài I: ( 3,5 điểm)
1. Các chất freon gây ra hiện tượng " lỗ thủng ozon ". Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau: CF2Cl2 Cl + CF2Cl (a)
O3 + Cl O2 + ClO (b)
O3 + ClO O2 + Cl (c)
Giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon? Trong khí quyển có một lượng nhỏ khí metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng " lỗ thủng ozon "? Giải thích.?
2. Ở 8200C hằng số cân bằng Kp của các phản ứng như sau:
CaCO3 (tt) CaO (tt) + CO2 (k) K1 = 0,2
C gr + CO2(k) 2CO (k) K2 = 2
Cho 1 mol CaCO3 và 1 mol C vào bình chân không dung tích 22,4 lít duy trì ở 8200C.
a. Tính số mol các chất khi cân bằng.
b. Ở thể tích nào của bình thì sự phân hủy CaCO3 là hoàn toàn.
Bài II: (3,5 điểm)
Cho sơ đồ biến đổi sau:
Hãy cho biết công thức các chất A,B,D,E,F,G. Cho
biết A là một oxit kim loại thông dụng, A tan trong
dung dịch NaOH và dung dịch NH3. Viết các phương
trình phản ứng.
(Chỉ được dùng 1 phản ứng cho 1 mũi tên ).

Bài III: ( 4 điểm)
1. Đốt cháy kim loại magiê trong không khí (20%O2, 80%N2) ở nhiệt độ cao. Cho sản phẩm thu được tác dụng với một lượng dư dung dịch axit clohiđric, đun nóng rồi cô dung dịch đến cạn khô. Nung nóng sản phẩm mới này và làm ngưng tụ những chất bay hơi sinh ra trong quá trình nung. Hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm trên và cho biết có những chất gì trong sản phẩm đã ngưng tụ được.
2. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Bài IV: ( 5 điểm)
1. Một dung dịch chứa 4 ion của hai muối vô cơ trong đó có ion SO42- khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng.
Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 đem dùng: Nếu vừa đủ, a cực đại; nếu lấy dư a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 7,204 gam thấy T chỉ phản ứng hết với 60ml dung dịch HCl
1,2M, còn lại cặn bã rắn 5,98 gam. Hãy lập luận để xác định các ion có trong dung dịch.
2. Cho từ từ KMnO4 vào dung dịch chứa đồng thời hai muối KCl 0,01M và KBr 0,01M. Tính pH của dung dịch để 99% KBr bị oxihóa và 1% KCl bị oxihóa.
Cho: E0 = 1,51V ; E0 = 1,359V ; E0 = 1,087V.
Bài V: ( 4 điểm)
1. Đối với phản ứng nung vôi: CaCO3 (r) = CaO (r) + CO2 (k)
biết: CaCO3 CaO CO2
S0298(J.K-1.mol-1) 92,9 38,1 213,7
H0298(KJ.mol-1) -1206,90 -635,10 -393,50
Phản ứng trên có xảy ra ở điều kiện chuẩn không? Trên thực tế người ta tiến hành nung vôi như thế nào?
2. a. Một lít dung dịch chứa 0,2mol Fe2+ và 0,2mol Fe3+. Dung dịch được chỉnh đến pH =1. Xác định thế của dung dịch. Nếu thêm vào dung dịch các ion OH- cho đến khi đạt pH = 5 ( thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể ) thì thế của dung dịch đo được bằng 0,152V. Chất nào đã kết tủa và khối lượng là bao nhiêu? Tính tích số tan Fe(OH)3.
b. Người ta lắp một pin từ một điện cực Pt Fe3+,Fe2+(1) và một điện cực Ag Ag+(2).
Nếu nồng độ của các ion ở điện cực (1) bằng nhau thì nồng độ của Ag+ ở điện cực (2) phải bằng bao nhiêu để sức điện động của pin bằng không? Tính hằng số cân bằng của phản ứng: Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag (ở 250C).
Biết E0 = 0,771V và E0 = 0,799V

Cho : Fe: 56 ; K: 39 ; N: 14 ; O: 16 ; S: 32 ; H: 1 ; Cu: 64 ; Ba: 137 ; Br: 80
Ca: 40 ; Cl: 35,5 ; C: 12 ; Ag: 108

------------------------------------------------------------------------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm.)




















UBND TỈNH THỪA THIÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006
------------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( vòng 1)
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Bài I: (3,5 điểm) 1. 1điểm ; 2.a. 1,75 điểm b. 0,75 điểm
1. Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc.
Nguyên tử Cl sinh ra ở phản ứng (c) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng (b),
quá trình đó được lập đi lập lại hàng chục ngàn lần. Do đó mỗi phân tử
CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon(O3). (0,5 điểm)
Trong khí quyển có một lượng nhỏ metan. Đồng thời với hiện tượng
" lỗ thủng ozon " là hiện tượng " mưa axit " do: (0,25điểm)
CH4 (khí quyển )+ Cl HCl + CH3 (0,25điểm)
2. a. K1 = P = 0,2 atm (0,25điểm)
K2 = P = 0,632 atm. (0,25điểm)
Gọi x,y là số mol CaCO3 và CO2 đã phản ứng. Từ đó suyra số mol các chất
ở trạng thái cân bằng là: CaCO3 CaO CO2 C CO
1 - x x x - y 1 - y 2y (0,25điểm)
x - y = 0,05 mol CO2; 2y = 0,158 mol CO (0,25điểm)
n = 0,129 mol ; n = 0,871mol ; n = 0,921 mol (0,75điểm)
b. Sự phân hủy hoàn toàn thì x = 1
n = (1- y) mol và n =2y (mol).Áp suất CO2 và CO không đổi.
nên:
(0,75 điểm)
Bài II: ( 3,5 điểm ) 14 x 0,25 = 3,5 điểm
Oxit kim loại thông dụng tan trong NaOH, dung dịch NH3 là ZnO. (0,25điểm)
ZnO + CO Zn + CO2 (0,25điểm)
Zn + S ZnS (0,25điểm)
ZnS + 3/2O2 ZnO + SO2 (0,25điểm)
ZnO + 2HNO3 Zn(NO3)2 + H2O (0,25điểm)
Zn(NO3)2 ZnO + 2NO2 + 1/2O2 (0,25điểm)
Zn(NO3)2 + H2SO4 đ ZnSO4 + 2HNO3 (0,25điểm)
ZnSO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + Zn(NO3)2 (0,25điểm)
ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O (0,25điểm)

ZnSO4 ZnO + SO2 + 1/2O2 (0,25điểm) ZnSO4 + 4NH3 Zn(NH3)42+ + SO42- (0,25điểm)
Zn(NH3)42+ SO42-+ 2H2SO4 ZnSO4 + 2(NH4)2SO4 (0,25điểm)
2H2SO4 + 4NH3
Zn(NH3)42+ + 2OH- ZnO + 4NH3 + H2O (0,25điểm)
ZnO + 4NH3 + H2O Zn(NH3)42+ + 2OH- (0,25điểm)
Bài III: ( 4 điểm ) 1. 1,75điểm ; 2. 2,25điểm
1. 2Mg + O2 2MgO (0,25điểm)
3Mg + N2 Mg3N2 (0,25điểm)
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (0,25điểm)
Mg3N2 + 8HCl 3MgCl2 + 2NH4Cl (0,25điểm)
MgCl2.6H2O MgO + 2HCl + 5H2O (0,25điểm)
NH4Cl NH3 + HCl NH4Cl (0,25điểm)
Sản phẩm được ngưng tụ: NH4Cl ; H2O ; HCl. (0,25điểm)
2. Có thể dùng thêm phenolphtalein nhận biết các dung dịch .
* Lần lượt nhỏ vài giọt phenolphtalein vào các mẫu thử:
- Mẫu nào xuất hiện màu hồng ( đỏ tía). Mẫu đó chứa dung dịch KOH. (0,25điểm)
* Lần lượt cho dung dịch KOH vừa xác định vào các mẫu còn lại:
- Mẫu có kết tủa màu nâu. Mẫu đó chứa dung dịch AgNO3
Ag+ +OH- AgOH ( hoặc 2Ag+ +2OH- Ag2O + H2O ) (0,25điểm)
- Mẫu có kết tủa trắng không tan. Mẫu đó chứa dung dịch Mg(NO3)2.
Mg2+ +2OH- Mg(OH)2 (0,25điểm)
- Mẫu có kết tủa trắng tan. Các mẫu đó chứa các dung dịch AlCl3,
Pb(NO3)2, Zn(NO3)2. (0,5điểm)
Al3+ +3OH- Al(OH)3 ; Al(OH)3 + OH- AlO2- +2H2O
Pb2+ +2OH- Pb(OH)2 ; Pb(OH)2 +2OH- PbO22-+2H2O
Zn2+ +2OH- Zn(OH)2 ; Zn(OH)2 +2OH- ZnO22-+2H2O
- Mẫu không có hiện tượng gì. Mẫu đó chứa các dung dịch NaCl. (0,25điểm)
* Cho dd AgNO3 vừa xác định vào các mẫu AlCl3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2.
- Mẫu có kết tủa trắng. Mẫu đó chứa dung dịch AlCl3.
Ag+ + Cl- AgCl (0,25điểm)
* Cho dd NaCl vừa xác định vào các mẫu Pb(NO3)2, Zn(NO3)2.
- Mẫu có kết tủa trắng. Mẫu đó chứa dung dịch Pb(NO3)2.
Pb2+ + 2Cl- PbCl2 (0,25điểm)
- Mẫu còn lại là dung dịch Zn(NO3)2. (0,25điểm)
Bài IV: (5 điểm) 1. 2,5 điểm ; 2. 2,5 điểm
1.
* Cho dung dịch chứa 4 ion tác dụng với Ba(OH)2 có khí thoát ra.
Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion NH4+ Khí (X): NH3
2NH4+ + Ba(OH)2 = 2NH3 + H2O ; Ba2+ + SO42- = BaSO4 (0,25điểm)
* (Z) đem axit hóa tạo với AgNO3 kết tủa hóa đen ngoài ánh sáng, kết
tủa đó là AgCl. Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion Cl-.
Cl- + AgNO3 = AgCl + NO3- ; 2AgCl = 2Ag + Cl2 (0,25điểm)
* (Y) cực đại khi Ba(OH)2 đủ, (Y) cực tiểu khi Ba(OH)2 dư. Chứng tỏ
trong dung dịch phải có chứa ion kim loại tạo hydroxit lưỡng tính. Với (Y)
cực đại đem nung chỉ có hydroxit lưỡng tính bị nhiệt phân. (0,25điểm)
Mn+ + nOH- = M(OH)n (1)
2M(OH)n = M2On + nH2O (2) (0,75điểm)
M2On + 2nHCl = 2MCln + nH2O (3)
Từ (3): n = mol (0,75điểm)
M = = 34n 2M + 16n = 34n M = 9n
Nếu n = 2 M = 18 ( loại )
Nếu n = 3 M = 27 (Al). Chứng tỏ trong dung dịch có chứa ion Al3+.
Vậy 4 ion trong dung dịch là: NH4+, Al3+, Cl-, SO42-. (0,25điểm)
2.Phản ứng: 2MnO4- + 10X- + 16H+ 2Mn2+ +5X2 + 8H2O (1) (0,25điểm)
Sau phản ứng nồng độ các chất:
Br- = = 10-4M ; Br2 = = 4,95.10-3M (0,5điểm)
Cl- = = 0,99.10-2M Cl2 = = 5.10-5M
ở điều kiện chuẩn: MnO4- + 8H+ +5e = Mn2+ + 4H2O E0 = 1,507V
Đặt E01= E ; E02 =E ; E03 =E

Phương trình Nernst: E = E0 + lg
( đk chuẩn : MnO4- = Mn2+ = 1)
E1 = E01 + lg H+ = E01 - 0,094 pH (0,5điểm)
* Nếu X- là Br- : E2 = E02 + lg
= 1,087 + lg = 1,25V
Khi phản ứng đạt đến cân bằng G = 0 , tức là E1- E2 = 0
E01 - 0,094 pH1 - E2 = 0 pH1 = = 2,77 (0,5điểm)
* Nếu X- là Cl- : E3 = E03 + lg

= 1,359 + lg = 1,37V
E1- E3 = 0 E01 - 0,094 pH2 - E3 = 0 pH2 = = 1,49 (0,5điểm)
Vậy để oxihóa 99% Br- và 1% Cl- thì pH nằm trong khoảng:
1,49 < pH < 2,77 (0,25điểm)
Bài V: (4 điểm ) 1. 1,25điểm ; 2.a. 1,25điểm, b. 1,5điểm
1. S0 = 38,1 + 213,7 - 92,9 = 158,9J.K-1
H0 = -635,10 - 393,50 - (- 1206,90) = 178,30 KJ.
G0= H0 - T S0 = 178,30 - 298 x 158,9.10-3 = 130,90 KJ
* G0 > 0, phản ứng nung vôi ở 250C dưới áp suất 1atm là không xảy ra. (0,75điểm)
* Để phản ứng xảy ra:
G0 = H0 - T S0 < 0 T > = 11220K ( hay 8490C )
Trong thực tế người ta tiến hành nung vôi ở khoảng 10000C ( tách CO2
khỏi hệ phản ứng). (0,5điểm)
2. a. Thế của điện cực Fe3+/Fe2+:
E1 = E01 + lg = E01 = 0,771V ( Fe3+ = Fe2+ ) (0,25điểm)
* Khi pH =5, thế dung dịch giảm xuống tới 0,152V, điều này có nghĩa là
ion Fe3+ đã bắt đầu giảm trong phản ứng:
Fe3+ +3OH- = Fe(OH)3
Khi đó: E = 0,771 + 0,059lg Fe3+ 10-11 << Fe3+ bđ (0,25điểm)
Vậy Fe(OH)3 đã kết tủa hoàn toàn. m = 0,2.107 = 21,4gam (0,5điểm)
T = Fe3+ OH- 3 = 10-11.(10-9)3 = 10-38 (0,25điểm)
b.Thế của điện cực Fe3+/Fe2+: E1 = 0,771V ( Fe3+ = Fe2+ )
Thế của điện cực Ag :
E2 = E02 + lg Ag+
Khi sức điện động của pin đã cho đạt đến giá trị bằng 0, nghĩa là E1=E2
0,771 = 0,799 + 0,059lg Ag+ Ag+ = 0,3353M (0,75điểm)
* Ở 250C hằng số cân bằng của phản ứng: Fe2++ Ag+ Fe3+ +Ag
Được xác định theo thế điện cực là:
E01+0,059lg = E02+0,059lg Ag+ (1) ; mặt khác: K =
Từ (1) ta suy ra: lg = lgK = = 0,4746
Vậy K = 10 = 2,983. (0,75điểm)
Chú ý: * - Thiếu cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ ½ điểm của 1 phương trình.
- Thí sinh có thể giải theo hướng khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
nmp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nmp vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
hbinh_ge (01-16-2010)
Old 10-11-2007 Mã bài: 16191   #146
nmp
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 31
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nmp is an unknown quantity at this point
Default olympic 30/4

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN HÓA 11
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt

Câu I (4 đ)
I.1(1,5đ) Đối với phản ứng : A B
Các hằng số tốc độ k1 = 300 giây -1 ; k2 = 100 giây -1 . Ở thời điểm t = 0 chỉ có chất A và không có chất B . Hỏi trong bao lâu thì một nửa lượng ban đầu chất A biến thành chất B?
I.2(1,5ñ) Cho 2 caëp oxi hoaù khöû : Cu2+/ Cu+
I2/ 2I-
2.1. Vieát caùc phương trình phaûn öùng oxi hoaù khöû vaø phöông trình Nernst töông öùng. Ở điều
kiện chuaån coù thể xaûy ra söï oxi hoaù I- baèng ion Cu2+ ?
2.2. Khi ñoå dung dòch KI vaøo dung dòch Cu2+ thaáy coù phaûn öùng
Cu2+ + 2I- CuI + I2
Haõy xaùc ñònh haèng soá caân baèng cuûa phaûn öùng treân . Bieát tích soá tan T cuûa CuI laø 10-12
I.3(1đ) So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực (momen lưỡng cực) của các chất sau: NF3, BF3.
Câu II (4đ)
II.1(1,5đ) Viết phương trình phản ứng và xác định thành phần giới hạn của hỗn hợp khi trộn H2SO4 C1M với Na3PO4 C2M trong trường hợp sau: 2C1 > C2 > C1
II.2(0,5đ) Tính pH của dung dịch H3PO4 0,1M
II.3(1đ) Cần cho vào 100ml dung dịch H3PO4 0,1M bao nhiêu gam NaOH để thu được dung dịch có pH= 4,72.
Cho: H2SO4 : pKa2 = 2 ; H3PO4 : pKa1 = 2,23 , pKa2 = 7,21 , pKa3 = 12,32
II.4(1đ)Cho biết chiều hướng của phản ứng oxi hóa - khử:
2FeF3 + 2I- 2Fe2+ + I2 + 6F-
Biết : EoFe3+/Fe2+ = 0,77V EoI2/2I- = 0,54V
Quá trình : Fe+3 + 3F- D FeF3 b = 1012,06 (Bỏ qua quá trình tạo phức hiđroxo của Fe3+, Fe2+)
Câu III (4đ)
III.1(2đ) Khi hòa tan SO2 vào nước có các cân bằng sau :
SO2 + H2O D H2SO3 (1)
H2SO3 D H+ + HSO3- (2)
HSO3- D H+ + SO32- (3)
Hãy cho biết nồng độ cân bằng của SO2 thay đổi thế nào ở mỗi trường hợp sau (có giải thích).
1.1 Đun nóng dung dịch
1.2 Thêm dung dịch HCl
1.3 Thêm dung dịch NaOH
1.4 Thêm dung dịch KMnO4
III.2(2đ) Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (ở đktc) và dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ O2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa.
Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
Cho Mg = 24; Al = 27; N = 14; Na = 23; O =16; H = 1.

Câu IV (4đ)
IV.1(1,5đ) Hôïp chaát höõu cô X coù caáu taïo khoâng voøng, coù coâng thöùc phaân töû C4H7Cl vaø coù caáu hình E. Cho X taùc duïng vôùi dung dòch NaOH trong ñieàu kieän ñun noùng thu ñöôïc hoãn hôïp saûn phaåm beàn coù cuøng coâng thöùc C4H8O . Xaùc ñònh caáu truùc coù theå có cuûa X.
IV.2 (1đ) Cho buten – 2 vaøo dd goàm HBr , C2H5OH hoaø tan trong nöôùc thu ñöôïc caùc chaát höõu cô gì ? Trình baøy cô cheá phaûn öùng taïo thaønh caùc chaát treân .
IV.3(1,5đ) Phân tích 1 terpen A có trong tinh dầu chanh thu được kết quả sau: C chiếm 88,235% về khối lượng, khối lượng phân tử của A là 136 (đvC)
A có khả năng làm mất màu dd Br2 , tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:2, không tác dụng với AgNO3/NH3. Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ : anđehitfomic và 3-axetyl-6-on heptanal. Xác định công thức cấu tạo của A. Xác định số đồng phân lập thể (nếu có).
Cho C = 12; H = 1.

Câu V (4đ)
V.1(2đ) Từ các chất ban đầu có số nguyên tử cacbon ≤ 3, viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) điều chế: Axit xiclobutancacboxylic và Xiclopentanon .
V.2(2đ)
Từ dẫn xuất halogen có thể điều chế được axit cacboxylic theo sơ đồ sau :
RX RMgX R-COOMgX R-COOH
Dựa theo sơ đồ trên từ metan hãy viết phương trình phản ứng điều chế:Axit metyl malonic


...............................Hết.............. ..................

ĐÁP ÁN

Câu 1(4 đ) : I.1. A B t = 0 a 0 t Áp dụng công thức đã cho : Ở đây nồng độ lúc cân bằng xe được xác định thông qua hằng số cân bằng K : Sau khi biến đổi ta được : và Cuối cùng Vì Nên Vì K = k1 / k2 Nên I.2 2.1. Xeùt 2 caëp oxi hoaù khöû : Cu2+ + e Cu+ I2 + 2e 2I- : Khoâng theå coù phaûn öùng giöõa Cu2+ vaø I- ñöôïc.2.2. Giaû söû ñoå dung dòch KI vaøo dung dòch chöùa Cu2+ vaø moät ít Cu+. Vì CuI raát ít tan neân [Cu+] raát nhoû, do ñoù E1 coù theå lôùn hôn E2. Nhö vaäy ta coù : Cu2+ + e Cu+ I- + Cu+ CuI I2 + e I-Phaûn öùng oxi hoaù khöû toång quaùt laø : Cu2+ + 2I- CuI + I2 (1)Luùc caân baèng ta coù: = 0,62 – 0,15 Nhö vaäy vôùi K raát lôùn, phaûn öùng (1) xaûy ra hoaøn toaøn. I.3. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5đ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5



Câu 2 (4 đ):
II.1
2C1 > C2 > C1 H+ + PO43- D HPO42-
C1 C2
/ C2 – C1 C1 0,25đ

+ D + K1 = 1010,32
C1 C2 – C1 C1
2C1 – C2 / C2 – C1 C2 0,25đ

+ D + K2 = 105,26
2C1 – C2 C2 C2 - C1
/ 2(C2 – C1) C1 2C1 – C2 0,5đ

Vậy TPGH : : 2(C2 – C1) ; : 2C1 – C2 ; : C1 ; Na+ : 3C1 0,5đ
II.2. H3PO4 H+ + H2PO4- (1) K1 = 10-2,23
H2PO4- H+ + HPO42- (2) K2 = 10-7,21
HPO42- H+ + PO43- (3) K3 = 10-12,32
H2O H+ + OH- (4) Kw
K3 << K2 << K1 Þ chủ yếu xảy ra cân bằng (1)
H3PO4 H+ + H2PO4- K1 = 10-2,23
C(M) 0,1
[ ](M) 0,1 – x x x
x2(0,1 - x) = 10-2,23 Þ x2 + 10-2,23 x – 10-3,23 = 0
Þ x = 0,0215 (M)
Þ pH = 1,66 0,5đ

II.3. NaOH + H3PO4 = NaH2PO4 + H2O
NaOH + NaH2PO4 = Na2HPO4 + H2O
NaOH + Na2HPO4 = Na3PO4 + H2O
Trung hòa nấc 1:
pH1 = pK1 + pK2 2 = 2.23 + 7.212 = 4,72 0,5đ
Þ trong dung dịch thu được có pH = 4,72 chỉ chứa NaH2PO4.
nH3PO4 = 0,1 x 0,1 = 0,01 (mol)
Þ nNaOH = 0,01 (mol)
mNaOH = 0,01 x 40 = 0,4(g) 0,5đ
II.4. Ta có các quá trình :
FeF3 D Fe3+ + 3F- b-1 = 10-12,06
Fe3+ +1e D Fe3+ K1 = 10E1/ 0,059
FeF3 +1e D Fe2+ + 3F- (1) K2 = 10-12,06 + 0,77/ 0,059 = 10 0,99 0,25đ
Mặt khác : I2 + 2e D 2I- (2) K3 = 10 (0,54/ 0,059)2 = 1018,3051 0,25đ
Tổ hợp (1) và (2): 2FeF3 + 2I- D 2Fe2+ + I2 + 6F- Với K = K22.K3-1 = 10-17,325 0,25đ
* Kết luận : K quá bé nên phản ứng không thể xảy ra theo chiều thuận, mà chỉ xảy ra theo chiều nghịch. 0,25đ
.
Câu 3( 4 đ)
III.1. SO2 + H2O D H2SO3 (1) H2SO3 D H+ + HSO3- (2) HSO3- D H+ + SO32- (3)
1.1. Khi đun nóng khí SO2 thoát ra nên nồng độ SO2 tan giảm 0,25
1.2. Thêm dung dịch HCl : Kết hợp cân bằng (1) và (2) cho thấy nồng độ cân bằng SO2 tăng 0,25
1.3. Thêm dung dịch NaOH có phản ứng
NaOH + SO2 NaHSO3 Hay 2NaOH + SO2 Na 2SO3 + H2O 0,25
Vậy nồng độ cân bằng SO2 giảm 0,5
1.4. Thêm dung dịch KMnO4 : có phản ứng oxi hóa khử sau :
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 Nên nồng độ cân bằng SO2 giảm 0,250,5
III.2.
Số mol của hỗn hợp X: nX = 8,96/22,4 = 0,4 mol
Khi cho O2 vào hỗn hợp X có : 2NO + O2 = 2NO2
Þ nX = ny
2NO2 + 2NaOH = NaNO3 + NaNO2 + H2O
→ nz=nN O +nN = 44,8/22,4 = 0,2 mol → nNO = 0,2
MZ= 2.20 = 40 =
→ nN O = 0,15 mol ; nN = 0,05 mol 0,5đ
Khi kim loại phản ứng ta có quá trình nhường e:
Mg –2e = Mg2
x mol ne (mất) = (2x + 3y) mol 0,25đ
Al – 3e = Al3+
y mol
Khi HNO3 phản ứng ta có quá trình nhận e :
N+5 + 3e =N+2(NO)
0,2 mol 0,2 mol
2N+5+ 8e = 2 N+ (N2O) ne(nhận) = 0,2.3+0,15.8+0,05.10 = 2,3 mol 0,25đ
0,3 0,15mol
2N+5 +10e = N2
0,1 0,05 mol

Mg2+ + 2OH- =Mg(OH)2↓
x mol
Al3+ + 3OH- = Al(OH)3 ↓
y mol
Ta có hệ PT : 2x +3y = 2,3
58x + 78y = 62,2 0,25đ
→ x = 0,4mol ; y = 0,5mol
→ m1 = 23,1 g 0,25đ
Và số mol HNO3 tham gia phản ứng là:
n HNO = nN tạo khí+ nN tạo muối = 0,6 + 2,3 = 2,9 mol
(nN tạo muối = ne trao đổi )
Vậy: m2 = g 0,5đ

Câu 4:
IV.1. ÖÙng vôùi caáu hình E thì C4H7Cl coù 3 caáu truùc
CH3 CH3 C2H5 H CH3 H
C = C C = C 1,5đ
H Cl H Cl H CH2Cl
(1) (2) (3)
X + dung dịch NaOH , t0c thu được hổn hợp sản phẩm bền
Vậy cấu trúc của X là : H3C H
C = C
H CH2Cl
IV.2. CH3CH = CHCH3 + H+ 0,25đ
CH3CH2CHBrCH3 0,25đ


0,25đ



H 0,25đ
IV.3. Xác định công thức cấu tạo của A. Xác định số đồng phân lập thể (nếu có)
Đặt A: CxHy
x : y = (88,235:12) : 11,765 = 10 : 16 Þ CT thực nghiệm (C10H16)n
MA = 136 Þ CTPT A : C10H16 (số lk p + số vòng = 3) 0,5đ
A tác dụng Br2 theo tỉ lệ mol 1:2 Þ A có 2 liên kết p và 1 vòng
A không tác dụng với AgNO3/NH3 Þ A không có nối ba đầu mạch
Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ : anđehitfomic và 3-axetyl-6-on heptanal


Þ CTCT A:
0,5đ
A có 1 C* nên số đồng phân lập thể là 2 0,5đ

Câu 5 :

V.1.
0,5 0,5 0,5 0,5
Thí sinh có thể điều chế theo cách khác , vẫn cho điểm tối đa
V.2.
2CH4 C2H2 + 3H2 0,25
C2H2 + 2 HCl CH3-CHCl2 0,25
CH3-CHCl2 + 2Mg CH3-CH(MgCl)2 0,5
CH3-CH(MgCl)2 + 2CO2 CH3-CH(COOMgCl)2 0,5
CH3-CH(COOMgCl)2 + 2HCl CH3-CH(COOH)2 + 2MgCl2 0,5
nmp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-12-2007 Mã bài: 16233   #147
nmp
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 31
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nmp is an unknown quantity at this point
Default Đề thi olympic truyền thống 30/4 tại Huế

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN HÓA 10
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC


Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt

Câu I :
I.1 X thuộc chu kỳ 4, Y thuộc chu kỳ 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ii là năng lượng ion hoá thứ i của một nguyên tử. Thực nghiệm cho biết tỉ số Ik+1/ Ik của X và Y như sau:


X 1,94 4,31 1,31 1,26 1,30
Y 2,17 1,96 1,35 6,08 1,25

Lập luận để xác định X và Y.
I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
2.2 Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
2.3 Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.
I.3 Urani phân rã phóng xạ thành radi theo chuỗi sau :
Th Pa U Th Ra
Viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên.

Câu II:
II.1
Trong bình chân không dung tích 500cm3 chứa m gam HgO rắn. Đun nóng bình đến 5000C xảy ra phản ứng:
2HgO(r) D 2Hg(k) + O2(k)
Áp suất khi cân bằng là 4 atm
1.1 Tính KP của phản ứng
1.2 Tính khối lượng nhỏ nhất của thuỷ ngân oxit cần lấy để tiến hành thí nghiệm này.
Cho Hg = 200.
II.2 Đốt cháy etan ( C2H6 ) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O ( lỏng ) ở 25°C.
2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :



∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 )
CO2 -393,5 C–C 347
H2O (l) -285,8 H–C 413
O2 0 H–O 464
O=O 495

2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol-1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol-1.K-1.
Câu III:
III.1 Thêm 1 ml dung dịch 0,10 M vào 1ml dung dịch 0,01 M và 1M. Có màu đỏ của phức hay không? Biết rằng màu chỉ xuất hiện khi và dung dịch được axit hóa đủ để sự tạo phức hidroxo của Fe (III) xảy ra không đáng kể. Cho ; ( là hằng số bền).
III.2 Đánh giá thành phần cân bằng trong hỗn hợp gồm 1,0.10-3 M; 1,0 M và Cu bột. Cho ; ;
(ở 250C)

Câu IV:
IV.1 Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn:
E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V E0 Ag+/Ag = +0,8 V
E0 Cu+/Cu = +0,52 V E0 Fe2+/Fe = -0,44 V E0 I2/2I- = +0,54 V
Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:
1.1 Cho bột sắt vào dung dịch sắt (III) sunfat
1.2 Cho bột đồng vào dung dịch đồng (II) sunfat
1.3 Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (II) nitrat
1.4 Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch kali iotua
IV.2 Hoà tan 7,82 gam XNO3 vào nước thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ
- Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,1792 lít khí (đktc) tại anot
- Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,56 lít khí (đktc)
Xác định X và tính thời gian t biết I = 1,93 A.
Câu V:
V.1 Đốt cháy hoàn toàn 4,4g sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức muối rắn.
V.2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
2.1 Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
2.2 Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4đặc, BrO3-(môi trường axit); còn Br2 lại oxi hoá được P thành axit tương ứng.
2.3 H2O2 bị khử NaCrO2(trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit).
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
---------- Hết ----------

ĐÁP ÁN

Đáp án câu 1:
Đối với X, từ I2 lên I3 tăng đột ngột, vậy ion X2+ có cấu hình của một khí hiếm do đó :
X là [Ar] 4s2 ( Canxi ) (0,5 đ)
Đối với Y, từ I4 lên I5 tăng đột ngột, vậy ion Y4+ có cấu hình của một khí hiếm do đó:
Y là [He] 2s22p2 ( Cacbon) (0,5 đ)

I.2 Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
2.1 Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
2.2 Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
2.3 Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dCuCl = 4,316 g/cm3; r Cl-= 1,84Ao; Cu = 63,5; Cl = 35,5. Biết N= 6,023.1023.
Giải:
I.2.1. (0,5 đ)


2.2 (0,75 đ) Vì lập phương mặt tâm nên
Cl- ở 8 đỉnh: ion Cl-
6 mặt: ion Cl-
Cu+ ở giữa 12 cạnh : ion Cu+
ở t âm : 1x1=1 ion Cu+
Vậy số phân tử trong mạng cơ sở là 4Cu+ + 4Cl- = 4CuCl
2.3 (0,50 đ) với V=a3 ( N: số phân tử, a là cạnh hình lập phương)
(0,25 đ)

Mặt khác theo hình vẽ ta có a= 2r+ + 2r-
(0,25 đ)

I.3.
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25
+ 0,25

Đáp án câu 2:
1.1 (1 đ) 2HgO (r) D 2Hg(k) + O2(k)
[ ]0 a mol 0 0
[ ]cb a – 2x 2x x

1.2 (1 đ) . Số mol Hg nhỏ nhất khi a = 2x. Từ công thức

II.2. Đốt cháy etan ( C2H6 ) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O ( lỏng ) ở 25°C.
2.1 Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ. Và :

∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết ( KJ.mol-1 )
CO2 -393,5 C–C 347
H2O -285,8 H–C 413
O2 0 H–O 464
O=O 495
2.2 Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol-1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho theo đơn vị J.mol-1.K-1.
Giải:
2.1. C2H6 + O2 2CO2 + 3H2O ∆H = - 1560,5 KJ ( 2C2H6 + 7O2 4CO2 + 6H2O ∆H = - 3121 KJ ) 0,5
∆Hpư = 4 ∆HhtCO2 + 6 ∆HhtH2O - 7∆HhtO2 - 2 ∆HhtC2H6 è ∆HhtC2H6 = = - 83,9 ( KJ.mol-1) 0,5
∆Hpư = 2 EC – C + 12 EC – H + 7EO=O - 8 EC = O - 12 EH – O è EC = O = = 833( KJ.mol-1) 0,5
2.2 DG° = DH° - TDS°èDS° = = - 0,312 (kJ.mol-1K-1) = -312 J.mol-1.K-1 0,5

Đáp án câu 3:
III.1. Ta có: << rất lớn.
Vì vậy trong dung dịch, Fe3+ tác dụng hết với F- tạo ra phức .

Ban đầu 0,01 1
Sau phản ứng __ 0,97 0,01 0.5đ
Sau khi trộn với : = 5.10-3M; = 0,485M;
FeF3 D Fe3+ + 3F - 10-13,10
Fe3+ + SCN- D FeSCN2+ 10+3,03

FeF3 + SCN- D FeSCN2+ + 3F- K = 10-10,07 0,5 đ
C 5.10-3 5.10-2 0,485
[ ] (5.10-3-x) (5.10-2-x) x 0,485+3x

0.5đ
Với x << 5.10-3 ta được : 0,5 đ Vậy màu đỏ của phức không xuất hiện, nghĩa là F- đã che hoàn toàn Fe3+
III.2. Các quá trình xảy ra:
- Tạo phức ( )
Ag+ + 2NH3 D Ag(NH3)2+
1,0.10-3 1,0
__ 1,0-2,0.10-3 1,0.10-3 0.5đ
- Khử bởi Cu:
2x Ag(NH3)2+ D Ag+ + 2NH3 (1)
2Ag+ + Cu D 2Ag + Cu2+ (2)
- Tạo phức của Cu2+ với ( )
Cu2+ + 4NH3 D Cu(NH3)42+ (3)

Tổ hợp (1)(2) và (3):
2Ag(NH3)2+ + Cu D 2Ag + Cu(NH3)42+ ; = 1013,16 0,5 đ
1,0.10-3
----- 5,0.10-4
TPGH: : 5,0.10-4M ;
Cân bằng Cu(NH3)42+ + 2Ag D 2Ag(NH3)2+ + Cu 10 - 13,16
C 5,0.10-4
[ ] 5,0.10-4-x 2x

x = 5.10 - 4 " 2x = 0,5 đ
Vậy:
0.5đ
Mặc dù Ag+ tồn tại dưới dạng phức nhưng vẫn bị Cu khử hoàn toàn.

Đáp án câu 4:
IV.1.
1.1. Vì E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V > E0 Fe2+/Fe = -0,44 V
Tính oxi hóa: Fe3+ mạnh hơn Fe2+
Tính khử: Fe mạnh hơn Fe2+
Phản ứng xảy ra
Dung dịch màu vàng chuyển sang lục nhạt (0.5đ)
1.2. Vì E0 Cu+/Cu = +0,52 V > E0 Cu2+/Cu+ = +0,16 V
Tính oxi hóa: Cu+ mạnh hơn Cu2+
Tính khử: Cu+ mạnh hơn Cu
Phản ứng xảy ra
Do đó phản ứng nghịch không xảy ra nghĩa là cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 không có hiện tượng gì (0.5đ)
1.3.Vì E0 Ag+/Ag = +0,8 V > E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77
Tính oxi hóa: Ag+ mạnh hơn Fe3+
Tính khử: Fe2+ mạnh hơn Ag
Phản ứng xảy ra
Dung dịch màu lục nhạt chuyển sang màu vàng (0.5đ)
1.4. Vì E0 Fe3+/Fe2+ = +0,77 V > E0 I2/2I- = +0,54 V
Tính oxi hóa: Fe3+ mạnh hơn I2
Tính khử: I- mạnh hơn Fe2+
Phản ứng xảy ra
Dung dịch không màu chuyển sang màu nâu (0.5đ)
IV.2
Điện phân dung dịch A: (2đ)

Ở anot : H2O – 2e 2H+ + ½ O2
Ở catot : X+ + 1e X
Ứng với 2t giây, số mol O2 = 2 x 0,1792/22,4 = 0,008.2 < 0,56/22,4 = 0,025 mol 0,5 đ
Vậy ở catot có khí H2 thoát ra : 0,025 - 0,016 = 0,009 mol
Chứng tỏ X+ đã bị khử hết
Ở catot : X+ + 1e X
2H2O + 2e 2OH- + H2
Ở anot : H2O – 2e 2H+ + ½ O2 0,5 đ
Theo nguyên tắc cân bằng electron cho nhận ở 2 điện cực:
a + 0,009.2 = 0,008.2.4
(với a là số mol của XNO3)
a = 0,046
Thay a = 0,046 ta được X = 108 (Ag) 0,5 đ
Ứng với thời gian t suy ra số mol electron trao đổi :
0,5 đ
Đáp án câu 5:
Vì O2 dư nên M có hoá trị cao nhất trong oxit
2MS + (2 + n:2)O2 à M2On + 2SO2 (0,25 đ)
a 0,5a
M2On + 2nHNO3 à 2M(NO3)n + n H2O (0,25 đ)
0,5a an a
Khối lượng dung dịch HNO3
m = an ´ 63 ´ 100 : 37,8 = 500an : 3 (g)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng
m = aM + 8an + 500an : 3 (g)
Ta có (aM + 62an) : (aM + 524an: 3) = 0,4172
Nên M = 18,65n (0,50 đ)
Chọn n = 3 Suy ra M = 56 (Fe)
Ta có: a(M+32)= 4,4 Suy ra a = 0,05
khối lượng Fe(NO3)3 là
m= 0,05 ´ 242 = 12,1(g)
Khối lượng dung dịch sau khi muối kết tinh :
mdd = aM + 524an: 3 – 8,08 =20,92 (g)
Khối lượng Fe(NO3)3 còn lại trong dung dịch là :
m = 20,92 ´ 34,7 : 100 = 7,25924 (g)
Khối lượng Fe(NO3)3 kết tinh
m = 12,1 - 7,25924 = 4,84 (g) (0,50 đ)
Đặt công thức Fe(NO3)3 . nH2O
Suy ra 4,84:242 ´ (242 + 18n) = 8,08 Suy ra n = 9
CT Fe(NO3)3 . 9H2O (0,50 đ)
V.2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra:
2.1. Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
2.2. Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4đặc, BrO3-(môi trường axit); còn Br2 lại oxi hoá được P thành axit tương ứng.
2.3.H2O2 bị khử NaCrO2(trong môi trường bazơ) và bị oxi hoá trong dung dịch KMnO4(trong môi trường axit)
Giải:V. 2 (Mỗi phương trình 0,25 đ)
2.1 2KI + 2FeCl3 Ò 2FeCl2 + 2KCl + I2
2KI + O3 + H2O Ò 2KOH + O2 + I2
I2 + 2Na2S2O3 Ò 2NaI + Na2S4O6
2.2 2Br- + 4H+ + SO42-( đặc) Ò Br2 + SO2 + 2H2O
5Br- + BrO3- + 6H+ Ò 3Br2 + 3H2O
5Br2 + 2P + 8H2O Ò10 HBr + 2H3PO4
2.3 3H2O2 + 2NaCrO2 + 2NaOH Ò 2Na2CrO4 + 4H2O
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 Ò 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O
nmp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nmp vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hoàng Thị Ngân Hà (05-15-2010), nta_1771993 (07-25-2008)
Old 10-23-2007 Mã bài: 16704   #148
boyqt
Thành viên ChemVN

boyqt
 
Tham gia ngày: May 2007
Location: VN
Tuổi: 34
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 boyqt is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to boyqt
Default

Ai biết được phương trình điều chế thuốc diệth cỏ DDT, và 2,4,5 -T ko. MÌnh đang cần gấp lắm , cám ơn nhiều nghe.
boyqt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-03-2007 Mã bài: 17058   #149
lemoine
Thành viên ChemVN

Nông dân đi cày
 
Tham gia ngày: Nov 2007
Tuổi: 33
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 lemoine is an unknown quantity at this point
Default Đề thi hóa tỉnh Thanh Hóa 2007 ngày thứ nhất

Câu1 : (1 điểm)
Cho biết cấu trúc hình học của các phân tử và ion , xác định lai hóa của các nguyên tử trung tâm đối với các phân tử và ion : NO2 , NO2-;
CO32-;OCN-
( sao gõ công thức hóa khó quá vậy , cho hỏi có bảng công thức hay ko?

Câu 2:(1 điểm )
Cho biết S là lưu huỳnh. Hãy tìm các chất thích hợp trong sơ đồ biến hóa sau và viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra
S+A = X ( không có dấu mũi tên , tôi thay bằng dấu =
S+B = Y không có cái nào là mũi tên 2 chiều đâu )
Y+A = X+E
X+D = Z
X+D+E = U+V
Y+D+E = U+V
Z+E = U+V
Câu 3:(5 điểm ):
1, cân bằng sau xảy ra trong nước ở 25 độ C
2Cr2+ + Cd2+ = 2Cr3+ + Cd
( phản ứng thuận nghịch)
E0(Cr3+/Cr2+)= -0,41V ; Eo(Cd2+/Cd)= -0,40 V
a, Ở điều kiện tiêu chuẩn phản ứng xảy ra theo chiều nào?
b, Trộn 25 ml dung dịch Cr(NO3)2 0,4 M với 50ml dung dịch Cr(NO3)3 0,02M và 25 ml dung dịch
Cd(NO3)2 0,04 M và bột Cd. Hỏi chiều phản ứng trong điều kiện này?
c, Hãy lập 1 pin (viết sơ đồ , phản ứng điện cực , tính sức điẹn đọng ) để khi pin hoạt động có phản ứng tổng cộng của pin như đã xét ở mục b.
2, Một pin được tạo thành do sự kết hợp của 2 nửa pin gồm một tấm đồng nhúng vào 0,05 lít dung dịch CuSO4 0,1M ( nửa pin số 1) và một tấm đồng khác nhúng vào 0.05 lít dung dịch CuSO4 0.01M (nửa pin số 2 ). Nối mạch trong 2 nửa pin bằng cầu chứa dung dịch muối đã được tẩm gel. Kim loại đồng có dư ở cả 2 nửa pin. E0(Cu2=/Cu)=0,34V
a, Xác định cực của pin , viết phương trình điện cực xảy ra ở mỗi nửa pin và viết phương trình tổng thể của pin
b, Xác định nồng độ mol/l cuối của mỗi dung dịch khi pin ngừng hoạt động
3, so sánh giá trị pH ở 25 độ C của các dung dich sau NaCl , Na2CO3, NaHSO4, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 biết rằng nồng độ mol/l của các dung dịch bằng nhau và đều loãng

Câu 4: ( 3 điểm)
Xét 1 hỗn hợp khí cân bằng do sự nhiệt phân COCl2 ở nhiệt độ T theo phương trình hóa học COCl2=CO+Cl2
Ở nhiệt độ này : Độ phân ly của COCl2 là 0,25 , áp suất tổng cộng là 1 atm , thể tích là V. Người ta thêm vào hỗn hợp này cũng một thể tích đó của Cl2 ở nhiệt độ T , áp suất 1atm rồi nén cho thể tích của hệ trở lại như cũ ( bằng V)
Tính áp suất của hệ khi cân bằng lại được thiết lập ở nhiệt độ T

Câu 5: ( 2 diểm)
Cho phương trình hóa học biểu diễn phản ứng ở 25 độ C
H2(k) +Cl2(k)=2HCl
phản ứng 1 chiều
1, Xác định entanpi chuẩn ( H0Pu của phản ứng này biết năng lượng liên kết ow 298 độ K Cl-Cl :243 , H-H:436, H-Cl: 432
2, Cho 3 mol H2 phản ứng hoàn toàn với 5 mol Cl2 , Xác định biến thiên entanpi kèm theo phản ứng trên
3, Cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng đi qua dung dịch Na2CO3 dư ở 25 và 70 độ C. Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra ở mỗi trường hợp
Mỏi tay quá ko gõ SIZE nữa đâu
Câu 6: ( 3 điểm)
1, Tại sao nguyên tử của nguyên tố nhóm 1B và 1A đều có 1e ở phân lớp ngoài cùng nhưng hoạt động hóa học của kim loại nóm iB yếu hơn nhiều kim loại nhóm 1A?
2, Cacnon và Silic đều ở nhóm 1A
a, Tại sao C có nhiệt độ nóng chảy rất cao (4000 đọ c) , Si có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn (1410 độ C)
b, CCl4 trung hòa và trơ với nước còn SiCl4 dễ bị thủy phân và có tính axit
c, CO2 là chất khí ở ĐK thường , niệt độ nóng chảy là 217 độ K , còn SiO2 là chất rắn nhiệt độ nóng chảy là 1973K
d, Tinh thể C2H5OH ; Na2CO3 ; Cu ; C ; Si thuộc loại tinh thể gì? Nêu một vài tính chất thông dụng của tinh thể đó

Câu 7:(2,5 điểm)_
Cho biết AG0tạo_thành của
Al2O3 -1582 kJ/mol
Fe2O3 -742kJ/mol
HgS -51kJ/mol
a, Tính AG0298 đối với các phản ứng sau
Al2O3(r)=2Al(r)+3/2O2(k)
Fe2O3(r)=2Fe(r)+3/2O2(k) ( phẩn ứng 1 chiều)
HgS(r)=Hg(l)+S(r)
b, có phản ứng nào tự diễn biến ko?
c, Có thể dựa vào các AG0 để dự đoán phương pháp khai thác kim loại từ các quặng trên ko?
d, Sự tăng nhiệt độ có lợi cho các pư trên ko? tại sao?

Câu 8(2,5 điểm)
Cho 1,287 g tinh thể ngậm nước sô đa phẩn ứng với axit clohiddric dư thì tạo ra 100,8 ml một chất khí đo ở ĐKTC
Cho 1 mẩu xôda khác tác dụng với 50ml H2SO4 0,1 M. Sau khi xôda bị phân hủy hết lượng axit dư được trung hòa 50ml đ natrihidrovit 0,1 M
1, Mẩu xôda thứ nhât ngậm bao nhiêu phân tử nước
2, Mẩu xô đa thứ hai có cùng thành phần với mẩu thứ nhất ko
END.

thay đổi nội dung bởi: lemoine, ngày 11-03-2007 lúc 05:07 AM.
lemoine vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-08-2007 Mã bài: 17294   #150
that_love
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Nov 2007
Tuổi: 30
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 that_love is an unknown quantity at this point
Cool có ai có đề thi HSG hóa cấp THCS ko !

nhờ các anh em post lên dùm mấy đề thi HSG hóa THCS nha càng nhiều càng tốt có gì vô nick thảo luân nha that_love18 ok!
that_love vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:17 AM.